17-01-2024 12:36

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em khá hiếm gặp và thường xảy ra ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, với sự lây nhiễm vi khuẩn HP cao như hiện nay thì tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ đang gia tăng. Nhằm tránh những ảnh hưởng nguy hiểm cho con thì phụ huynh cần tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

1. Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là bệnh lý như thế nào?

Xuất huyết tiêu hóa trẻ em là tình trạng chảy máu xảy ra ở đường tiêu hóa bên trong cơ thể trẻ. Bệnh lý xuất hiện với các biểu hiện như nôn ra máu, đi ngoài phân máu hoặc đi ngoài phân đen.

Xuất huyết đường tiêu hóa trẻ em chiếm khoảng từ 10 - 20% các ca bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ xuất huyết khác nhau. Bệnh có thể là lành tính và thường tự khỏi, nhưng vẫn có vài trường hợp biến chuyển nặng gây nguy hiểm đối với trẻ nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây xuất huyết máu

Để biết được nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em cần xác định được vị trí xuất huyết. Dựa vào vị trí xuất huyết có thể chia thành 2 loại xuất huyết chính là: xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.

2.1. Xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng phổ biến ở trẻ em, chủ yếu do một số nguyên nhân như: rối loạn đông máu, loét do stress, dị dạng mạch máu, vết rách Mallory Weiss do nôn nhiều, trầy xước niêm mạc thực quản, dị dạng mạch máu.

2.2. Xuất huyết tiêu hóa dưới

Hiện nay, theo một số nghiên cứu khoa học thì xuất huyết tiêu hóa dưới chủ yếu do biến chứng của viêm loét tá tràng và dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm, loét. Sử dụng chung các vật dụng như bát, đũa, muỗng, bàn chải, đồ dùng sinh hoạt... khiến trẻ em bị lây nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra, một vài trẻ vẫn mắc bệnh do bị lồng ruột, nứt hậu môn, Polyp đại tràng, dị dạng mạch máu, viêm ruột nhiễm trùng, Polype đại tràng, Túi thừa Meckel, bệnh viêm ruột, xoắn ruột, Schonlein Henoch, Hội chứng tán huyết u rê máu, túi thừa Meckel,...

Xem ngay: Kỹ thuật xạ hình chẩn đoán chảy máu dạ dày, ruột (xuất huyết đường tiêu hóa) ở trẻ em với SPECT/CT

3. Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết đường tiêu hóa trẻ em thường không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng như đại tiện phân đen hay nôn, ói ra máu buộc phải nhập viện. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện để phụ huynh có thể nhận biết sớm như: buồn nôn, ói, ợ hơi, luôn đầy bụng, đau ở ngực, đau rát ở phần giữa bụng xương ức và rốn, trẻ hay sụt cân, mệt mỏi, nấc cụt, biếng ăn, khó nuốt, hôi miệng, tiêu chảy, thiếu máu,...

Các dấu hiệu nhận biết trên rất phổ biến ở trẻ em khi bị bệnh. Dù không nhất thiết phải là viêm loét dạ dày hay tá tràng thì mới gây xuất huyết tiêu hóa, nhưng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo để bố mẹ nhận biết, sớm đưa con đến bệnh viện để chẩn đoán và tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Đau rát ở phần giữa bụng xương ức và rốn là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị xuất huyết tiêu hóa

4. Các phương pháp điều trị xuất huyết tiêu hóa

Để điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị tối ưu nhất cho trẻ. Một số phương pháp điều trị chảy máu tiêu hóa dựa trên những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

4.1. Xuất huyết do rối loạn đông máu, bệnh lý gan mật

Nếu xuất huyết là do nguyên nhân này thì bác sĩ thường chọn cách truyền huyết tương tươi đông lạnh 10ml/kg và tiêm vitamin K1 1mg/kg bắp hoặc tĩnh mạch.

4.2. Xuất huyết tiêu hóa vì viêm loét dạ dày tá tràng

Với tình trạng này, bác sĩ thường sẽ tiến hành nội soi dạ dày tá tràng kết hợp cầm máu. Sau đó, dùng các thuốc giảm tiết axit để ức chế bơm proton hoặc là kháng thụ thể H2.

4.3. Xuất huyết do vỡ hoặc giãn tĩnh mạch thực quản

Để khắc phục tình trạng xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản cần đặt sonde giúp cầm máu tĩnh mạch tại chỗ bị vỡ. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng Sandostatin với liều dùng thường là 1 μg/kg bolus, truyền TM liên tục 1 μg/kg /1 giờ (pha với NaCl 0.9%, không dùng glucose, tối đa 50 μg/1 giờ), sau cùng duy trì khoảng từ 0,3 - 0,5 μg/kg/1 giờ trong 3 - 5 ngày.

4.4. Can thiệp ngoại khoa

Phương pháp này thường được áp dụng khi bác sĩ truyền máu nhiều lần mà bệnh nhân vẫn có hiện tượng chảy máu tiêu hóa và lượng máu truyền trên 80ml/kg. Các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa thường là xuất huyết tiêu hóa do lồng ruột, viêm túi thừa Meckel, u máu, polyp đại trực tràng, viêm ruột hoại tử.

Xuất huyết tiêu hóa trẻ em là bệnh lý có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Để nhận biết được bệnh này, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Đồng thời, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được can thiệp kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

XEM THÊM:
  • Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
  • Những mặt bệnh hay gặp ở trẻ em và hướng xử lý
  • Bơm hơi tháo lồng điều trị lồng ruột trẻ em

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan