17-01-2024 23:07

Xử lý khi bị sốc phản vệ

Xử lý khi bị sốc phản vệ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Tống Văn Hoàn - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sốc phản vệ là phản ứng cấp tính toàn thể, đây là tình trạng nặng cần được xử trí và cấp cứu kịp thời, nếu không có thể đe dọa đến tính mạng. Những trường hợp cần hỗ trợ hô hấp, tiêm truyền Adrenalin, Glucagon, cần nhập khoa hồi sức cấp cứu.

1. Cấp cứu khi bị sốc phản vệ

Nguyên tắc khi cấp cứu sốc phản vệ là phải khẩn trương, thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay tại chỗ cho đến khi đảm bảo được đường thở (Airway), hô hấp (Breathing), tuần hoàn (Circulation) bằng adrenalin, truyền dịch... rồi mới được chuyển đi nơi khác.

Ngừng ngay việc tiếp xúc với dị nguyên như các loại thuốc, máu và chế phẩm máu, dịch truyền, các loại thuốc uống, bôi, nhỏ mắt...

1.1. Điều trị chung

Ở mức độ nhẹ, có thể kháng histamin tiêm dưới da hoặc Methylprednisolon 40-80mg tiêm tĩnh mạch.

Ở mức độ nặng, nếu có khó thở hoặc tụt huyết áp thì cần đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao. Sử dụng Adrenalin ống 0,5-1mg tiêm bắp vào mặt trước bên đùi.

Với trẻ em, pha loãng 1 ống Adrenalin với 10ml nước cất tiêm bắp 0,01mg/kg/lần. Tiêm 10-15 phút/lần cho tới khi mạch quay bắt rõ, huyết áp trở lại bình thường, khó thở giảm hẳn.

Nếu sau tiêm adrenalin 1mg/5 phút mà không bắt được mạch quay thì tiếp tục tiêm adrenalin 0,3-0,5mg/lần/mỗi 5 phút qua đường tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh đến khi bắt được mạch thì chuyển qua truyền tĩnh mạch liên tục.

1.2. Điều trị chuyên khoa

Điều trị hô hấp cần đảm bảo khai thông đường thở, thở oxy qua gọng kính hoặc mặt nạ. Có thể mở khí quản cấp cứu nếu có phù thanh môn, bóp bóng ambu có oxy, thở máy 100% oxy trong giờ đầu, điều chỉnh máy thở theo tình trạng cụ thể.

Sốc phản vệ cần được điều trị hô hấp
Sốc phản vệ cần được điều trị hô hấp

Điều trị tuần hoàn gồm

Đặt đường truyền tĩnh mạch (tĩnh mạch ngoại vi), nếu không thể thiết lập được thì đặt đường truyền trung tâm qua tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh mạch đùi.

Truyền dịch nhanh Natri clorua 0,9% 1-2 lít, có thể phối hợp với dịch keo hoặc Haesteril 6%, vì sốc phản vệ luôn có hiện tượng giãn mạch kết hợp với tăng tính thấm thành mạch.

Adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục bắt đầu 0,1 μg/kg rồi điều chỉnh liều sao cho huyết áp tâm thu > 90mmHg.

Cấp cứu ngừng tim phổi do sốc phản vệ

Cần xử lý theo phác đồ cấp cứu ngừng tim phổi cơ bản hoặc chuyên sâu.

2. Theo dõi và điều trị sau cấp cứu sốc phản vệ

Một số điều trị khác có thể sử dụng để điều trị sốc phản vệ như:

  • Methylprednisolon tiêm tĩnh mạch 1mg/kg/4 giờ hoặc tiêm tĩnh mạch hydrocortison hemisuccinat 5mg/kg/4 giờ.
  • Salbutamol hoặc ventolin xịt họng hoặc khí dung nếu có khó thở, có thể phối hợp thêm với aminophylin truyền bolus tĩnh mạch.
  • Kháng histamine: tiêm bắp prometazin 0,5-1mg.

+ Kháng Histamin H1: thường dùng Diphenhydramine 1-2 mg/kg hoặc promethazin (Pypolphen) 0,5-1mg/kg mỗi 6-8 giờ.

+ Kháng Histamin H2: Ranitidine: 1-2 mg/kg.

  • Phối hợp kháng H1&H2 hiệu quả hơn khi dùng kháng H1 đơn độc trong điều trị các biểu hiện da phản vệ.
  • Uống than hoạt và thuốc nhuận tràng nếu dị nguyên qua đường tiêu hóa.
  • Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc nếu có.

Sau cấp cứu sốc phản vệ, bệnh nhân cần được theo dõi ngừa:

  • Phản vệ hai pha (biphasic): có thể xuất hiện sau khi đáp ứng ban đầu từ 1 - 72 giờ.
  • 5-20% trường hợp có phản vệ 2 pha, khoảng 3% cần xử lý cấp cứu.
  • Nguy cơ xuất hiện hai pha: tiêm adrenalin với liều lớn hơn ban đầu.

Theo dõi sau cấp cứu cần thực hiện trong vòng 4-6 giờ đầu, chú ý trong 72 giờ đầu. Những trường hợp có nguy cơ 2 pha cần nhập viện để theo dõi. Những trường hợp cần hỗ trợ hô hấp, tiêm truyền Adrenalin, Glucagon, cần nhập khoa hồi sức cấp cứu.

Cẩn thận Sốc phản vệ 2 pha
Cẩn thận Sốc phản vệ 2 pha

3. Tại sao adrenaline thường được dùng trong cấp cứu sốc phản vệ?

Phác đồ cấp cứu và điều trị sốc phản vệ cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào trình độ và kỹ năng của thầy thuốc và điều kiện trang thiết bị. Trong đó, adrenaline tiêm bắp vẫn là liệu pháp điều trị căn bản có tính chất cứu mạng bệnh nhân.

Vì thế, adrenaline cần phải được chuẩn bị trước tất cả những tình huống có nguy cơ xảy ra sốc phản vệ như truyền dịch, tiêm truyền thuốc, gây tê gây mê, tiếp xúc với ong...

Về cơ chế, adrenaline tác động lên các thụ thể thần kinh giao cảm giúp giải quyết hầu hết các triệu chứng sốc phản vệ, ví dụ tác dụng co mạch (giúp tăng huyết áp, giảm phù nề, ban đỏ), tăng sức co bóp cơ tim, giãn cơ trơn phế quản...

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng adrenaline trong sốc phản vệ càng sớm thì hiệu quả càng cao, hầu hết các trường hợp cấp cứu sốc phản vệ thất bại là do dùng adrenaline chậm.

Adrenalin
Adrenaline thường được dùng để cấp cứu sốc phản vệ

Tuy nhiên, giống như các thứ thuốc khác, adrenaline cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt khi dùng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch, thường gặp nhất là run chân tay, đau tức ngực, nhịp tim nhanh...

Một số trường hợp nhồi máu cơ tim được cho là có liên quan đến việc dùng adrenaline đường tĩnh mạch trong điều trị sốc phản vệ, mặc dù bản thân sốc phản vệ cũng có thể gây ra biến chứng này.

Adrenaline đường tiêm bắp cho đến nay vẫn được coi là đường dùng an toàn và hiệu quả nhất trong điều trị sốc phản vệ.

Ngoài Adrenaline, Corticosteroid và các thuốc kháng histamine như diphenhydramine, dimedrol cũng nên được sử dụng và có hiệu quả tốt với các triệu chứng sốc ở da và niêm mạc.

Các chuyên viên kỹ thuật và bác sỹ đều cần nắm rõ quy trình và cách thực hiện xử lý sốc phản vệ. Điều quan trọng là bệnh nhân cần sớm được xử lý và cấp cứu càng sớm càng tốt.

XEM THÊM:
  • Dấu hiệu phản ứng - phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin
  • Cuộc sống bí mật của các hóc môn trong cơ thể
  • Các hormone và chất dẫn truyền được sản sinh trong hoạt động tình dục

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan