17-01-2024 12:17

Vui chơi, vận động giúp trẻ vui vẻ, ăn ngon

Vui chơi, vận động giúp trẻ vui vẻ, ăn ngon

Đầu tiên cần phải khẳng định, năng lực vận động thể chất xuất hiện từ ngay khi trẻ mới sinh ra và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ 0 – 13 tuổi. Giai đoạn này cũng được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là giai đoạn vàng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, cha mẹ cần kết hợp cả việc cung cấp đủ dinh dưỡng lẫn việc khuyến khích trẻ vận động thể chất để đạt mức phát triển tối ưu.

Vui chơi, vận động giúp trẻ vui vẻ, ăn ngon

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Phạm Lan Hương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Trẻ có sức đề kháng yếu thường ít vận động hơn hẳn các trẻ em có sức khỏe tốt. Nếu có sức đề kháng yếu, trẻ thường mệt mỏi, bơ phờ. Trẻ có thể tham gia một số hoạt động thể chất nhưng thường sẽ bỏ cuộc rất sớm do không đủ năng lượng để hoạt động. Bởi vì, năng lượng có vai trò quan trọng để tái tạo các mô của cơ thể, duy trì thân nhiệt, tăng trưởng và đảm nhận các hoạt động khác. Khi trẻ được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ sẽ đủ năng lượng để vận động.

1. Vận động có giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon?

Quá trình hoạt động thể chất giúp toàn bộ cơ thể cùng tham gia vào quá trình đốt cháy năng lượng một cách hiệu quả, kích thích các cơ quan sản sinh nguồn năng lượng mới tích cực. Sự tiêu hao năng lượng qua quá trình vận động sẽ tạo cảm giác đói cho trẻ nhanh, điều này giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn cũng như có giấc ngủ sâu hơn. Chính trong giấc ngủ sâu này, các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn và sẵn sàng tham gia tham gia tạo năng lượng mới vào ngày hôm sau.

Cụ thể, trong quá trình vận động, tim hoạt động tích cực bơm dòng máu mang nhiều oxy, dưỡng chất cần thiết đến nuôi dưỡng từng tế bào trong cơ thể. Nhờ đó, não bộ được nuôi dưỡng tốt và hoạt động hiệu quả, tạo tiền đề nảy sinh ý tưởng mới, suy nghĩ sáng tạo.

Đặc biệt những bộ môn phối hợp nhiều bộ phận trên cơ thể tạo điều kiện tăng liên kết thần kinh giữa các cơ quan trong cơ thể, đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin của não bộ, từ đó trẻ phản xạ nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.

Qua hoạt động thể lực, hệ miễn dịch giải phóng ra kháng thể, và các chất cytokin(cy tô kin) chống viêm, giúp cơ thể chống lại các tác nhân có thể gây bệnh cho cơ thể.. Vì vậy, tăng cường hoạt động thể lực và duy trì thói quen tập thể dục thể thao sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ được rèn luyện mỗi ngày và càng trở nên khỏe mạnh hơn, bảo vệ cơ thể bé hiệu quả hơn.

Ở trẻ em, việc vận động thường xuyên giúp trẻ giải phóng năng lượng trong cơ thể. Khi năng lượng tiêu hao hết, trẻ sẽ có nhu cầu ăn uống để bổ sung phần năng lượng thiếu hụt. Trong trạng thái thèm ăn hoặc xuất hiện cơn đói, trẻ sẽ ăn ngon và ăn nhiều hơn mức bình thường.

Chưa kể việc tăng cường vận động cũng làm tâm trạng của trẻ tốt hơn. Tâm trạng tốt cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng hấp thu, giúp cơ thể trẻ hấp thu được tối đa các vi chất dinh dưỡng, từ đó trẻ lại càng khỏe mạnh và năng động hơn.

Trẻ được vận động sẽ giúp con có cơ hội phát triển toàn diện hơn
Trẻ được vận động sẽ giúp con có cơ hội phát triển toàn diện hơn

2. Làm sao để tăng đề kháng cho trẻ?

Theo bác sĩ Phạm Lan Hương – vận động có vai trò tăng cường miễn dịch ở trẻ vì quá trình vận động sẽ làm tăng mức IgA (globulin A- voice: gờ lo bu lin A), một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa và loại bỏ yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể.

Vận động làm tăng đề kháng, và đề kháng tốt giúp khả năng vận động trở nên tốt hơn. Hiểu được điều này, cha mẹ có thể kết hợp giữa việc duy trì một cường độ vận động phù hợp với mỗi trẻ, kết hợp chế độ dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ.

Các loại vitamin và khoáng chất có vai trò đặc biệt trong việc tăng đề kháng của trẻ phải kể đến như kẽm, canxi, sắt, selen, vitamin A, C, D, E...Trong các loại vitamin và khoáng chất kể trên, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến việc bổ sung kẽm cho con.

Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình tổng hợp axit nucleic, protein... Đặc biệt, Kẽm giúp tổng hợp - bài tiết hormone tăng trưởng, bổ sung kẽm làm tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh .Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm.

Kẽm cũng có vai trò kết nối và chuyển hóa nhiều vi chất dinh dưỡng khác trong cơ thể, do đó cần hết sức lưu ý đến các biểu hiện của thiếu kẽm để bổ sung kịp thời, tránh gây hậu quả với sức khỏe của trẻ.

Cần thiết cha mẹ có thể cho trẻ tới thăm khám bác sĩ để có những tư vấn trong việc bổ sung vi chất, liều lượng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.

XEM THÊM:
  • Tác hại của việc tự ý bổ sung kẽm cho trẻ
  • Zinc Gluconate: Công dụng và liều dùng
  • Nên cho trẻ uống kẽm trong thời gian bao lâu?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan