17-01-2024 11:04

Viêm, đau âm hộ: Những điều cần biết

Viêm, đau âm hộ: Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đau âm hộ là tình trạng gây đau và khó chịu vùng âm hộ, thường kéo dài và tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng ít nhiều tới các hoạt động thường ngày của chị em phụ nữ. Biết và điều trị viêm âm hộ kịp thời sẽ giúp chị em khỏe mạnh và tự tin hơn trong cuộc sống.

1. Thế nào là viêm, đau âm hộ?

Âm hộ là phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Đau âm hộ hay còn gọi là Vulvodynia - triệu chứng này gây đau ở khu vực xung quanh cửa âm đạo. Vulvodynia là cơn đau kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn.

Các triệu chứng khi bị viêm, đau âm hộ như nóng rát, châm chích, đau nhức, đau nhói, sưng và ngứa ở toàn bộ vùng âm hộ hoặc tập trung ở một khu vực cụ thể. Các triệu chứng của đau âm hộ có thể không đổi hoặc đau theo từng đợt. Các cơn đau sẽ ập đến mà không có sự cảnh báo từ trước, hoặc xảy ra khi bạn chạm vào khu vực.

2. Nguyên nhân viêm, đau âm hộ

Một số nguyên nhân gây ra chứng viêm, đau âm hộ bao gồm:

  • Tổn thương hoặc kích thích dây thần kinh của âm hộ
  • Viêm âm hộ
  • Phản ứng lâu dài với một số bệnh nhiễm trùng
  • Mắc một số rối loạn di truyền
  • Nhạy cảm với một số loại thực phẩm
  • Rối loạn chức năng của các cơ sàn chậu
  • Một số tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ hoặc xương gần đó
rong kinh
Viêm đau âm hộ có thể do nhiều nguyên nhân

3. Chẩn đoán bệnh viêm âm hộ như thế nào?

Nếu bạn bị đau âm hộ, bác sĩ phụ khoa sẽ cố gắng loại trừ các nguyên nhân phổ biến nhất gây đau âm hộ trước. Sau đó, bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng, lịch sử tình dục, các tiền sử sức khỏe và phẫu thuật của bạn. Ngoài ra bác sĩ sẽ hỏi về các phương pháp điều trị nào bạn đã thử và liệu bạn có bị dị ứng, nhiễm trùng mãn tính hoặc các vấn đề về da hay không.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm âm hộ, bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm để kiểm tra âm hộ một cách cẩn thận. Bác sĩ phụ khoa sẽ lấy một mẫu dịch tiết ra từ âm đạo thông qua tăm bông. Mục đích chính của bài kiểm tra này để xác định nơi đau và mức độ cơn đau là nhẹ, trung bình hay nặng. Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm sinh thiết da âm hộ.

4. Làm thế nào để điều trị chứng viêm, đau âm hộ?

Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh đau âm hộ, bạn có thể làm nhiều liệu pháp điều trị khác nhau để giúp cải thiện cơn đau cũng như loại bỏ chứng đau âm hộ. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên theo dõi các triệu chứng thường xuyên và sau khi dùng các liệu pháp khác nhau có xảy ra những phản ứng gì đặc biệt hay không. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng các kỹ thuật như siêu âm và kích thích điện để giảm đau.

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để làm vơi đi nỗi đau do bệnh gây ra:

  • Chăm sóc nhẹ nhàng cho âm hộ.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm dễ gây kích ứng cho âm hộ.
  • Mặc đồ lót 100% cotton.
  • Không mặc đồ lót khi ngủ.
  • Tránh thụt rửa.
  • Tránh các chất gây kích ứng, chẳng hạn như nước hoa, thuốc nhuộm, dầu gội, chất tẩy rửa và chất khử mùi.
  • Chỉ làm sạch âm hộ bằng nước.
  • Chuyển sang miếng bông 100% nếu miếng lót thông thường gây khó chịu.
  • Sử dụng chất bôi trơn trong quan hệ tình dục, nhưng tránh chất bôi trơn có hương vị hoặc cảm giác làm mát hoặc ấm lên.
  • Rửa sạch và lau khô âm hộ sau khi đi tiểu.
  • Sau khi tắm, thoa một lớp mỏng dầu không chứa chất bảo quản để giữ độ ẩm và bảo vệ da.
  • Tránh sử dụng máy sấy tóc để làm khô vùng âm hộ.
  • Sử dụng gói gel mát trên âm hộ.
Phụ nữ
Chăm sóc vùng kín để bớt đau

5. Những loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng viêm, đau âm hộ

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị chứng đau âm hộ, bao gồm thuốc dạng viên uống, tiêm thuốc vào vùng bị ảnh hưởng hoặc thuốc bôi lên da trực tiếp. Các loại thuốc sau đây đã được công nhận là hữu ích trong điều trị chứng đau âm hộ:

Thuốc gây tê: Các loại thuốc này được áp dụng trực tiếp lên da, có thể được sử dụng trước khi quan hệ tình dục giúp giảm đau ngắn hạn, hoặc sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh: Những loại thuốc này ngoài công dụng điều trị trầm cảm và ngăn ngừa co giật còn có tác dụng giúp giảm các triệu chứng của chứng đau âm hộ. Có thể mất vài tuần để các loại thuốc này phát huy tác dụng. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng dưới dạng kem bôi lên da.

Gel bôi Estrogen: Bôi vào âm hộ có thể giúp giảm đau âm hộ trong một số trường hợp nhất định.

Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu là một lựa chọn khác để điều trị chứng đau âm hộ. Loại trị liệu này có thể thư giãn các mô ở sàn chậu và giải phóng căng thẳng ở cơ và khớp. Phản hồi sinh học là một hình thức vật lý trị liệu giúp bạn rèn luyện cơ bắp sàn chậu. Tăng cường các cơ này có thể giúp giảm bớt nỗi đau của bạn.

Nguồn tham khảo: Acog.org

XEM THÊM:
  • Trẻ có thể viêm âm hộ không?
  • Đau âm hộ mãn tính: Triệu chứng và điều trị
  • Khí hư tăng tiết nhiều bất thường, có màu xanh, mùi hôi sau khi quan hệ tình dục có phải bị viêm âm đạo không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan