17-01-2024 12:16

Việc cần thực hiện để giải quyết các nguyên nhân biếng ăn

Việc cần thực hiện để giải quyết các nguyên nhân biếng ăn

Trẻ biếng ăn là một trong những ám ảnh lớn nhất của các bà mẹ đang có con trong giai đoạn phát triển. Việc trẻ biếng ăn không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý của các bậc cha mẹ mà quan trọng hơn cả, nó gây ra rất nhiều hệ lụy với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Việc cần thực hiện để giải quyết các nguyên nhân biếng ăn

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

1. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ, bác sĩ nhi chia các loại biếng ăn chính để xác định phương hướng điều trị: gồm biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lýbiếng ăn do tâm lý. Tuy nhiên, biếng ăn do tâm lý chỉ xảy ra với trẻ lớn (7 – 12 tuổi) hoặc ở người trưởng thành nên việc giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng và điều trị chỉ cần thực hiện với 2 nhóm nguyên nhân biếng ăn đầu tiên.

Còn đối với trẻ tình trạng biếng ăn được chia ra 7 nhóm nguyên nhân chính

  • Biếng ăn do bệnh lý
  • Biếng ăn do sinh lý
  • Biếng ăn do tâm lý
  • Biếng ăn do di truyền
  • Biếng ăn do thiếu dinh dưỡng
  • Biếng ăn do thức ăn
  • Biếng ăn do nguyên nhân khác

Khi đã hiểu đúng nguyên nhân gây tình trạng biếng ăn, cha mẹ sẽ tìm được đúng hướng giải quyết vấn đề.

Việc nắm rõ được nguyên nhân sẽ khắc phục được tình trạng lười ăn ở trẻ
Việc nắm rõ được nguyên nhân sẽ khắc phục được tình trạng lười ăn ở trẻ

2. Lưu ý khi bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Ở các nhóm nguyên nhân đã nêu trên, có thể thấy rõ vai trò của các vi chất dinh dưỡng với trẻ, do đó có thể phòng tránh và giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn bằng việc bổ sung vi chất dinh dưỡng thông qua các lưu ý sau:

  • Bổ sung vi chất cực kỳ quan trọng, nên làm ngay từ khi người mẹ mang thai
  • Trong quá trình cho con bú cũng nên bổ sung thông qua việc mẹ ăn uống cho trẻ bú
  • Khi trẻ bắt đầu bước vào các giai đoạn phát triển riêng biệt, bổ sung bằng cách xác định lượng vi chất cần thiết, từ đó cung cấp thông qua thực đơn và các sản phẩm chứa vi chất được khuyến cáo.

Đặc biệt lưu ý, các vi chất quan trọng như kẽm, magie, canxi... ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa, tạo tế bào, tạo dẫn xuất thần kinh... cần được bổ sung đúng và đủ thông qua thực phẩm dễ hấp thu.

Như kẽm tham gia vào cấu trúc và chức năng của hơn 300 loại enzyme khác nhau. Kẽm cũng là chất xúc tác cho các loại phản ứng sinh năng lượng và các quá trình sinh học trong cơ thể, tham gia vào quá trình tổng hợp protein, DNA... Đối với trẻ nhỏ, vị giác và hệ tiêu hóa là 2 yếu tố quan trọng nhất trong việc đẩy lùi chứng biếng ăn. Cha mẹ đặc biệt lưu ý việc thiếu các vi chất dinh dưỡng như kẽm có ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác và cả khả năng tiêu hóa của trẻ.

Do kẽm tham gia vào cấu tạo các enzyme tiêu hóa, cấu tạo chồi vị giác, cảm nhận độ ngon của thức ăn, vừa giúp duy trì hàng rào niêm mạc ruột nên việc cung cấp đủ kẽm nói riêng và các vi chất dinh dưỡng nói chung giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt.

Ngoài việc làm phong phú thực đơn từ các thực phẩm quen thuộc như thịt các loại, hải sản, trứng, sữa, ngũ cốc, các loại hạt, cha mẹ cũng có thể bổ sung vitamin hoặc sản phẩm dinh dưỡng tổng hợp theo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Ưu điểm của các sản phẩm này là kết kết hợp được nhiều thành phần vi chất, bào chế dạng dễ hấp thu giúp trẻ hấp thu tối đa, có định lượng rõ ràng nên cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết trong ngày cho trẻ.

3. Cần hình thành cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh

Ngoài việc bổ sung như trên, việc hình thành cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh cũng vô cùng quan trọng:

  • Làm cho trẻ thích thú với thức ăn: kể cho bé các câu chuyện ngộ nghĩnh, sinh động về thức ăn, về màu sắc của các loại rau củ bởi khi còn nhỏ trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ màu sắc. Đồng thời, cũng thay đổi món, đa dạng hóa thực phẩm nhiều chủng loại, màu sắc để bé tò mò và khám phá. Các dụng cụ ăn uống như chén dĩa, ly tách, muỗng... có hình ảnh ngộ nghĩnh cũng sẽ làm cho bữa ăn của bé thật sự là một cuộc vui.
  • Không dùng thức ăn vào mục đích khác: không nên dùng thức ăn vào các mục đích như khen thưởng hay thậm chí là phạt. Bởi dần dần trong suy nghĩ và hành vi của trẻ, việc ăn uống trở nên tiêu cực đồng thời gây nên sự phản kháng lại cha mẹ ngay từ khi còn bé.
  • Không ép trẻ ăn
  • Quan tâm đến sở thích của trẻ: lựa chọn thực phẩm theo khẩu vị của trẻ
  • Không cho trẻ ăn quà vặt trước các bữa ăn

Tóm lại, chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn thực hiện, vấn đề biếng ăn của con sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Trong trường hợp nếu tình trạng biếng ăn kéo dài cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để có hướng điều chỉnh sao cho hiệu quả nhất với tình trạng hiện tại của trẻ.

XEM THÊM:
  • Trẻ còi cọc biếng ăn, có phải do thiếu kẽm?
  • Thận trọng với chứng chán ăn ở người lớn
  • Trẻ 22 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan