Mục lục
Chăm sóc sức khỏe tâm thần rất quan trọng đối với bản thân và cuộc sống. Dưới đây là 10 việc cần làm để tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn. Lưu ý, bạn cần phải tận dụng tối đa cuộc sống của mình để thực hiện những thay đổi đơn giản mà không mất nhiều tiền bạc hay thời gian.
Dù bạn là ai, cũng có thể làm theo những lời khuyên này. Vậy tại sao bạn lại không bắt đầu ngay hôm nay?
1. Nói về cảm xúc của bạn
Nói về cảm xúc của bạn có thể giúp bạn giữ sức khỏe tinh thần tốt và đối phó với những lúc bạn cảm thấy khó khăn. Chia sẻ về cảm xúc của chính bạn không phải là bạn yếu đuối. Đó là một phần của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và bạn cần phải làm để giữ sức khỏe của mình.
Trò chuyện có thể là một cách để đối phó với một vấn đề mà nó đã đeo bám trong đầu bạn suốt một thời gian. Chỉ cần được lắng nghe có thể sẽ giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ và bớt cô đơn hơn. Và khi bạn cởi mở hơn với mọi người, điều đó cũng khuyến khích những người khác làm như vậy.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng mô tả cảm giác của mình. Nếu bạn không thể nghĩ ra một từ, hãy sử dụng nhiều từ. Bạn hãy đặt câu hỏi, xem thử cảm giác trong đầu bạn là gì, nó khiến bạn cảm thấy muốn làm gì nhất?
Nói về cảm xúc để chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình không có nghĩa là bạn phải ngồi xuống trước mặt những người thân để nói những chuyện lớn lao về hạnh phúc. Nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi những cuộc trò chuyện này phát triển một cách tự nhiên, có thể là khi bạn đang làm gì đó cùng nhau.
Nếu lúc đầu cảm thấy lúng túng, bạn có thể cần thêm thời gian.
2. Tập thể dục thường xuyên
Các chuyên gia tin rằng tập thể dục giải phóng các chất hóa học trong não bộ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tập thể dục thường xuyên có thể nâng cao lòng tự trọng, khả năng tập trung, giúp bạn dễ ngủ và luôn cảm thấy tốt hơn. Tập thể dục cũng giúp não và các cơ quan quan trọng khác của bạn khỏe mạnh. Đây được xem là việc cần làm để có sức khỏe tâm thần tốt.
Tập thể dục không có nghĩa là chỉ tập thể dục thể thao hoặc đến phòng tập thể dục. Đi dạo trong công viên, làm vườn hoặc làm việc nhà cũng có thể giúp bạn luôn luôn hoạt động.
Các chuyên gia nói rằng hầu hết mọi người nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Cố gắng thực hiện hoạt động thể chất mà bạn yêu thích cũng là một phần việc nên làm trong ngày.
3. Ăn ngon
Có những mối liên hệ chặt chẽ giữa những gì chúng ta ăn và cảm giác của chúng ta, ví dụ, caffeine và đường có thể mang lại tác dụng tức thì. Tuy nhiên, thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần của chúng ta. Cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, bộ não cần một hỗn hợp các chất dinh dưỡng để khỏe mạnh và hoạt động tốt.
Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe thể chất cũng sẽ tốt cho sức khỏe tâm thần. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh bao gồm: nhiều loại trái cây và rau củ quả khác nhau, ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì, các loại hạt và hạt giống, các sản phẩm từ sữa, cá có dầu, và nhiều nước.
Hãy ăn ít nhất 3 bữa/ngày và uống thật nhiều nước. Cố gắng hạn chế uống nhiều đồ uống có hàm lượng caffein hoặc đường cao và tránh uống quá nhiều rượu. Lưu ý, nếu bạn mắc bệnh thận hoặc tiểu đường, bạn sẽ cần lời khuyên về chế độ ăn uống từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
4. Chọn thức uống hợp lý
Mỗi khi muốn thay đổi tâm trạng, chúng ta thường tìm tới rượu. Một số người uống rượu để giải quyết nỗi sợ hãi hoặc cô đơn, nhưng hiệu quả mà rượu mang lại chỉ là tạm thời.
Sau khi uống rượu, có thể bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn vì các triệu chứng cai rượu ảnh hưởng đến não và những cơ quan khác của cơ thể. Vì vậy, uống rượu không phải là một cách tốt để kiểm soát những lúc bạn cảm thấy khó khăn, hay nói cách khác, rượu không nằm trong những sản phẩm có thể giúp chăm sóc sức khỏe tâm thần của bạn.
Uống quá nhiều rượu có thể gây nguy hại cho cơ thể, càng uống bạn sẽ cảm thấy cần nhiều rượu hơn. Thực tế, có nhiều cách lành mạnh hơn để đối phó với những khi khó khăn, ví dụ như thay vị uống rượu mạnh và uống quá nhiều, chúng ta có thể uống rượu nhẹ. Việc uống rượu nhẹ thường xuyên là rất tốt và an toàn cho hầu hết mọi người. Lượng rượu được khuyến nghị đối với cả nam và nữ là 14 đơn vị/tuần.
Ngoài rượu, nhiều người cũng hút thuốc hoặc sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác để thay đổi cảm giác. Nhưng cũng giống như rượu, những cảm giác đó chỉ tồn tại tức thời và càng dùng sẽ càng nghiện. Nicotine trong thuốc lá và ma túy không giải quyết được những nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu. Để có sức khỏe tâm thần tốt, chúng ta cần tỉnh táo nhìn nhận rằng chúng không giúp chúng ta giải quyết vấn đề, thậm chí còn tạo ra những vấn đề.
5. Hãy luôn giữ liên lạc
Quan hệ gia đình và bè bạn có thể hỗ trợ bạn đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống. Bạn bè và gia đình có thể khiến bạn cảm thấy được bao bọc và quan tâm. Họ có thể đưa ra những quan điểm khác với bất cứ điều gì đang diễn ra trong đầu bạn. Hoặc họ cũng có thể giúp bạn duy trì hoạt động, giữ vững lập trường và giúp bạn giải quyết các vấn đề thực tế.
Để có một sức khỏe tâm thần tốt, không có gì tốt hơn là bắt chuyện trực tiếp với một người nào đó, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể làm được. Thay vào đó, hãy gọi cho họ, gửi cho họ một ghi chú hoặc trò chuyện trực tuyến với họ. Hãy duy trì sự đối thoại vì nó rất tốt cho bạn.
6. Yêu cầu sự giúp đỡ
Không ai trong chúng ta là siêu phàm cả. Tất cả chúng ta đôi khi sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc choáng ngợp bởi mọi thứ diễn ra không như ý muốn. Bạn hãy yêu cầu sự giúp đỡ gia đình, bạn bè và những người xung quanh khi mọi thứ trở nên quá sức với bạn và bạn cảm thấy bản thân bạn không thể đối phó với chúng.
Gia đình hoặc bạn bè của bạn có thể giúp đỡ một cách thiết thực hoặc lắng nghe bạn. Các dịch vụ địa phương cũng luôn sẵn sàng trợ giúp bạn. Ví dụ, một số hoạt động hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần mà bạn có thể tham gia như:
- Tham gia vào một nhóm hỗ trợ để giúp bạn thay đổi cuộc sống của mình.
- Tìm một cố vấn, chuyên gia để giúp bạn giải quyết cảm xúc của mình hoặc bắt đầu lại
- Đến văn phòng tư vấn về khoản nợ mà bạn đang gặp phải để được hỗ trợ giải quyết.
- Nhờ bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ gia đình giới thiệu chuyên gia tư vấn để giúp đỡ khi bạn cảm thấy khó khăn.
Những vấn đề làm tổn hại đến sức khỏe tâm thần của bạn khiến bạn yêu cầu sự giúp đỡ có thể là:
- Những vấn đề ngăn cản bạn tiếp tục với cuộc sống của chính mình.
- Những vấn đề có tác động lớn đến những người bạn sống hoặc làm việc cùng.
- Những vấn đề ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong nhiều tuần.
- Những vấn đề khiến bạn phải gặp bác sĩ đa khoa để trao đổi về sức khỏe tâm thần là nhiều hơn 1⁄3 số lần gặp.
7. Hãy nghỉ ngơi
Thay đổi khung cảnh hoặc thay đổi nhịp độ sẽ tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn. Đó có thể là 5 phút tạm dừng để dọn dẹp nhà bếp, nghỉ trưa nửa giờ tại nơi làm việc hoặc cuối tuần khám phá một nơi nào đó mới. Một vài phút có thể đủ để giảm bớt căng thẳng.
Nghỉ ngơi cũng có nghĩa là bạn phải rất năng động hoặc không cần làm gì nhiều. Hãy hít thở sâu và thư giãn. Hãy thử tập yoga hoặc thiền, hoặc chỉ gác chân lên.
Nếu bạn thực sự mệt mỏi, hãy cho mình thời gian để ngủ. Nếu không có giấc ngủ ngon, sức khỏe tâm thần của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng và sự tập trung của chúng ta giảm xuống. Đôi khi thế giới có thể chờ đợi bạn nghỉ ngơi một chút rồi quay trở lại.
8. Hãy làm điều gì đó bạn giỏi
Bạn thích làm gì? Những hoạt động nào mà khi bạn tham gia bạn dường như quên mất mọi thứ xung quanh? Bạn thích làm gì trong quá khứ? Tận hưởng bản thân có thể giúp đánh bại sự căng thẳng. Thực hiện một hoạt động mà bạn yêu thích hoặc bạn giỏi làm có thể giúp bạn đạt được điều gì đó và giúp nâng cao lòng tự trọng của bạn.
Tập trung vào một sở thích như làm vườn hoặc chơi trò chơi ô chữ có thể giúp bạn quên đi lo lắng trong một thời gian và thay đổi tâm trạng, chăm sóc sức khỏe tâm thần tốt hơn.
9. Chấp nhận bạn là ai
Một số người trong chúng ta có khả năng làm cho mọi người cười, một số giỏi tính toán, trong khi những người khác có thể nấu những bữa ăn tuyệt vời. Một số người trong chúng ta chia sẻ lối sống của chúng ta với những người sống gần chúng ta, những người có lối sống rất khác với mình.
Tất cả chúng ta đều khác nhau. Việc chấp nhận rằng bạn là duy nhất sẽ tốt hơn nhiều so với việc ước rằng bạn giống một người ai đó mà bạn đã gặp hoặc thấy. Cảm thấy hài lòng về bản thân là cách có được sức khỏe tâm thần tốt bởi nó giúp bạn tự tin hơn để học các kỹ năng mới, thăm thú những địa điểm mới và kết bạn với những người bạn mới.
Lòng tự trọng tốt giúp bạn đối phó và thích ứng khi cuộc sống chuyển sang một bước ngoặt khó khăn. Hãy tự hào về chính bạn. Nhận ra và chấp nhận những gì bạn chưa giỏi, nhưng hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm tốt.
Tìm hiểu xem có điều gì về bản thân mà bạn vẫn muốn thay đổi. Những kỳ vọng của bạn có thực tế không? Nếu có, hãy hướng tới sự thay đổi trong từng bước nhỏ. Đó là những việc mà bạn cần làm để chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình.
10. Quan tâm đến người khác
Để duy trì mối quan hệ với những người thân thiết, quan tâm đến họ đóng vai trò rất quan trọng. Nó thậm chí có thể mang 2 bạn đến gần nhau hơn. Vậy tại sao bạn lại không chia sẻ kỹ năng của mình rộng rãi hơn bằng cách làm tình nguyện viên cho một tổ chức từ thiện địa phương?
Giúp đỡ có thể khiến chúng ta cảm thấy cần thiết và có giá trị, đồng thời nâng cao lòng tự trọng của mình. Nó cũng giúp chúng ta nhìn thế giới từ một góc độ khác khách quan hơn khi chúng ta đặt mình vào quan điểm của người khác.
Chăm sóc thú cưng cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm thần của bạn. Cũng giống như mối quan hệ giữa người và người, chăm sóc thú cưng giúp gắn kết mối quan hệ giữa bạn và chúng hơn. Chăm sóc thú cưng có thể là một phần việc trong ngày của bạn và đóng vai trò như một mối liên kết với những người khác. Rất nhiều người kết bạn bằng cách trò chuyện với những người dắt chó đi dạo.
Thực tế có rất nhiều cách để chăm sóc sức khỏe tâm thần của bản thân, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt bạn cần nhìn nhận và lắng nghe cơ thể mình để có được sự lựa chọn phù hợp.
- Nghỉ ngơi trong quá trình tập luyện quan trọng thế nào?
- Phục hồi, thư giãn và nuông chiều bản thân sau khi tập luyện
- Tập thể dục sau chấn thương: Làm thế nào để trở lại an toàn?