Nhiều bậc phụ huynh hiện nay rất phiền lòng với vấn đề trẻ không biết đói. Dù cho đã chuẩn bị các món rất ngon và nhiều màu sắc nhưng kết quả là trẻ không ăn. Tìm hiểu một số nguyên nhân trẻ không biết đói sẽ giúp mẹ khắc phục tình trạng này.
1. Trẻ không ăn là do đâu?
Ở trẻ nhỏ nhu cầu năng lượng không cao như người lớn nên đừng quá thúc ép trẻ ăn như lượng người lớn muốn. Trẻ không ăn cũng có thể đến từ việc thức ăn phụ huynh nấu không làm chúng hứng thú, cộng thêm việc trẻ rất dễ bị đầy hơi chướng bụng nên thường không biết đói và trẻ không chịu ăn.
Dạ dày của bé còn nhỏ, chính vì vậy rất dễ đầy, không thể chứa được nhiều thức ăn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, để dạ dày của bé có thể tiếp nhận và hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, các bé rất dễ bị chi phối bởi các hoạt động khác xảy ra xung quanh, và ít khi nào tập trung ăn được nghiêm chỉnh như người lớn. Việc yêu cầu trẻ ngồi một chỗ hơn 15 – 30 phút để ăn là một việc khá khó khăn, đặc biệt là khi trẻ bị cho ăn một mình, chứ không được ngồi chung bàn ăn vào giờ ăn gia đình.
2. Trẻ không ăn phải làm sao?
Để giúp trẻ có cảm giác đói bụng thèm ăn và ăn ngon, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Khuyến khích 6 tháng đầu nuôi con bằng sữa mẹ, chỉ cho trẻ uống sữa ngoài khi sữa mẹ không đủ đáp ứng với con. Vì sữa ngoài sẽ không có nhiều dưỡng chất như sữa mẹ và có nguy cơ thiếu sắt ở trẻ.
- Từ 6 tháng trở đi nên bổ sung các chất cho bé bằng các bữa ăn dặm, hãy tạo ngay thói quen hứng thú với bữa ăn trong thời điểm này. Phụ huynh nên chú trọng đến việc bổ sung đủ chất cho trẻ như các loại protein, vitamin và khoáng chất, đồ ăn nên đa dạng màu sắc để kích thích trẻ ăn.
- Nếu bạn nhận ra trẻ không biết đói thì hãy nghĩ xem liệu lượng thức ăn cho con có quá nhiều không, có thứ gì hay làm chi phối ý nghĩ của bé như điện thoại hay máy tính khiến con không còn có cảm giác đói. Nên xây dựng thói quen ngồi bàn ăn của con, tập trung ăn sau đó mới cho bé đi chơi.
- Nếu trẻ không chịu ăn thì có thể cắt giảm các bữa phụ của trẻ, giữ lại 3 bữa cố định, đây là cách bỏ đói trẻ một cách khoa học.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều kẹo bánh, đồ ăn phụ sát bữa ăn chính vì phần nào làm trẻ đầy bụng và không hứng thú tới ăn nữa.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn như thức ăn không hứng thú, ăn vặt trước bữa chính hay trẻ bị đầy hơi chướng bụng... Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ điều chỉnh bữa ăn cho trẻ một cách phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, để giúp trẻ có cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng, cha mẹ nên bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
- Ép trẻ ăn nhiều có tốt không?
- Thiếu máu ở trẻ sơ sinh
- Tác hại khi ép trẻ ăn nhiều