17-01-2024 12:40

Vì sao trẻ bị táo bón ra máu?

Vì sao trẻ bị táo bón ra máu?

Táo bón ra máu không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ ở độ tuổi từ 2 - 4 vẫn còn trong thời kỳ tập ngồi bô. Bé bị táo bón ra máu thường do nứt kẽ hậu môn, những tổn thương này có thể nhanh chóng biến mất nếu cha mẹ xử lý đúng cách và kịp thời.

1. Lý do khiến cho bé bị táo bón ra máu

Theo thống kê, có tới 90% trường hợp trẻ bị táo bón đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn thường do táo bón lâu ngày làm cho phân tích tụ trong đại tràng thành những cục lớn, khô và cứng. Đến khi trẻ muốn đi đại tiện thì phải cố gắng hết sức để rặn tống phân ra ngoài. Điều này khiến cho hậu môn phải giãn quá căng, cùng với hình thái phân quá cứng tạo nên lực ma sát mạnh lên thành hậu môn.

Trẻ bị táo bón đi ra máu thường xuất hiện máu ở trên bề mặt phân hoặc có thể dính ra đũng quần, bệ bô hay bệ bồn cầu.

Dưới đây là một trong những lý do có thể khiến bé bị táo bón ra máu phổ biến như:

  • Táo bón bởi các dị tật như phình đại tràng bẩm sinh, hẹp đại tràng, bệnh suy giáp bẩm sinh... Với những trường hợp trẻ mắc các bệnh lý này thường bị táo bón chỉ sau vài ngày trẻ chào đời.
  • Bệnh lồng ruột ở trẻ: Một dạng gây tắc nghẽn đường ruột nguy hiểm, gây nên những cơn đau bụng dữ dội kèm nôn mửa, phân xuất hiện máu.
  • Viêm đường ruột: Khi niêm mạc ruột bị viêm sẽ gây nên tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
  • Chế độ ăn của trẻ quá nhiều chất bột đường nhưng lại thiếu chất xơ và uống ít nước.
  • Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa bò hoặc sữa công thức giàu thành phần dinh dưỡng Protein.
  • Lượng thức ăn trẻ ăn hàng ngày quá ít.
  • Trẻ ít vận động và thường xuyên ngồi xem tivi, sử dụng điện thoại hoặc hoạt động tĩnh.
  • Trẻ nhịn đi đại tiểu tiện: Trẻ có tâm lý sợ bẩn, sợ phòng vệ sinh ở trường không sạch và khi đó bé sẽ nhịn đi đại tiện. Một số trường hợp do trẻ đi vệ sinh khó và phải rặn nhiều nên khiến cho trẻ sợ hãi, dẫn đến tình trạng trẻ buồn đi vệ sinh nhưng vẫn cố gắng nhịn không đi. Tình trạng này kéo dài làm cho phân ở trong trực tràng càng khô, rắn, cứng, tích tụ ngày một to hơn và đến khi trẻ không thể nhịn được, bắt buộc phải đi vệ sinh thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ bé bị bón ra máu.
  • Khi trẻ đi vệ sinh khó khăn mà cha mẹ lạm dụng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn thì có thể gặp tác dụng phụ. Sử dụng thuốc thụt có thể giúp trẻ giải quyết việc đi vệ sinh nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thường xuyên sẽ mang lại cho trẻ cảm giác đau do bỏng, rát, tổn thương, viêm nhiễm hậu môn và thậm chí còn làm cho trẻ mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên.
bé bị táo bón ra máu
Bé bị táo bón ra máu thường do nứt kẽ hậu môn

2. Những dấu hiệu sớm giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị táo bón ra máu

Khi bé bị táo bón ra máu do nứt kẽ hậu môn sẽ có một vài dấu hiệu khá rõ ràng và cha mẹ chỉ cần chú ý một chút là có thể kiểm tra được. Đặc điểm của tình trạng này có thể là:

  • Trẻ không chịu đi ngoài và có khi trẻ nhịn không đi đại tiểu tiện hoặc trẻ sẽ khóc và la hét, khó chịu mỗi lần phải đi đại tiểu tiện.
  • Phân của trẻ có hình dạng rất rắn, cứng và to kèm theo có máu trên bề mặt của phân. Máu không chỉ dính trên phân mà còn dính trên cả đũng quần hoặc bệ xí của trẻ.
  • Cha mẹ có thể sử dụng đèn pin để kiểm tra hậu môn và dễ dàng phát hiện ra những vết rách nhỏ ở ống hậu môn của trẻ.
  • Sau khi trẻ đi đại tiểu tiện bị ra máu, có thể những lần sau trẻ sẽ cố nhịn để tránh cảm giác đau mỗi khi đi vệ sinh.

Mức độ của tình trạng táo bón ra máu ở trẻ phụ thuộc vào số lượng máu mất đi, cụ thể:

  • Mức độ nhẹ: Trẻ đi đại tiểu tiện ít máu hoặc máu chỉ dính ở bề mặt của phân. Trẻ vẫn hoạt động bình thường và da dẻ hồng hào.
  • Mức độ nặng: Trẻ đi đại tiểu tiện nhiều máu, liên tục và phân chỉ toàn máu, thậm chí máu không cầm lại được, khiến cho trẻ có những dấu hiệu như da xanh xao, mệt, yếu đuối... Khi gặp trường hợp này cha mẹ cần cho trẻ đi cấp cứu bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời.

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ táo bón ra máu tại nhà

Điều trị táo bón ra máu ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ chảy máu của trẻ khi đi vệ sinh. Hầu hết các trường hợp trẻ bị táo bón ra máu do nứt kẽ hậu môn, cha mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm bớt sự đau đớn cho trẻ:

  • Khi cha mẹ phát hiện trẻ bị táo bón đi ra máu thì cần nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn sau khi trẻ đi vệ sinh xong.
  • Tiếp đó, cha mẹ nên sử dụng nước muối loãng hoặc dung dịch sát trùng rửa sạch vết thương cho trẻ.
  • Sử dụng thuốc mỡ để bôi vào hậu môn cho trẻ giúp giảm bớt cảm giác đau rát và nhanh lành vết thương.

Ngoài ra, để giúp trẻ đào thải hết toàn bộ lượng phân rắn tích tụ hoặc đi chưa hết từ lần trước cũng như tránh làm nghiêm trọng hơn vết nứt kẽ hậu môn thì cha mẹ sử dụng thuốc nhuận tràng để thụt hậu môn. Thuốc nhuận tràng sẽ giúp làm mềm phân và làm cho trẻ dễ dàng đi vệ sinh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc nhuận tràng cần có sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn để an toàn cho trẻ.

trẻ bị táo bón đi ra máu
Cha mẹ có thể sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục tình trạng bé bị táo bón ra máu.

Tình trạng nứt kẽ hậu môn khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, những tổn thương này có thể nhanh chóng biến mất khi cha mẹ xử lý đúng và kịp thời. Nhằm giúp chấm dứt và phòng ngừa tình trạng tái phát táo bón ra máu ở trẻ, cha mẹ nên:

  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất xơ, uống nhiều nước. Để có thể bổ sung đủ hàm lượng chất xơ cho trẻ cha mẹ cần thực hiện nguyên tắc chế biến rau củ tránh làm mất hoặc giảm hàm lượng chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động nhằm tăng hoạt động của nhu động ruột, giúp phân nhanh chóng được tống và đào thải ra ngoài.
  • Táo bón có thể làm cho trẻ chướng bụng, đầy hơi và biếng ăn. Nếu cha mẹ ép trẻ ăn quá nhiều rau củ quả để tăng hàm lượng chất xơ thì không có lợi cho trẻ. Vì vậy cùng với việc bổ sung chất xơ từ chế độ ăn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung chất xơ chuyên biệt cho trẻ.

Tóm lại, bé bị táo bón ra máu thường do nứt kẽ hậu môn, những tổn thương này có thể nhanh chóng biến mất nếu cha mẹ xử lý đúng cách và kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị táo bón ra máu lâu ngày không khỏi, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, cha mej nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm đối với trẻ.

XEM THÊM:
  • Dấu hiệu trẻ em bị lồng ruột và cách nhận biết
  • Bơm hơi tháo lồng điều trị lồng ruột trẻ em
  • Gây mê phẫu thuật nội soi phình đại tràng bẩm sinh

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan