17-01-2024 12:37

Vì sao trẻ 4 tuổi khó ngủ? Có phải do thiếu chất?

Vì sao trẻ 4 tuổi khó ngủ? Có phải do thiếu chất?

Trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như do thay đổi về giấc ngủ, không quen ngủ xa mẹ hoặc do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Tình trạng khó ngủ do thiếu vi chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, do đó cha mẹ cần tìm cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.

1. Nguyên nhân trẻ 4 tuổi khó ngủ

Nguyên nhân trẻ em 4 tuổi khó ngủ do thiếu chất là bởi vì:

  • Khi trẻ không được cung cấp đầy đủ hàm lượng canxi theo nhu cầu khuyến nghị, trẻ có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ cơ xương khớp, từ đó khiến cho trẻ dễ bị nhức mỏi cơ, xương khớp, hay trằn trọc khó đi vào giấc ngủ và thậm chí khi ngủ thì không sâu giấc và rất hay bị giật mình. Trẻ 4 tuổi khó ngủ do thiếu vi chất canxi thường có dấu hiệu như rụng tóc hình vành khăn, còi xương, chuột rút, khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc. Để cải thiện nhu cầu canxi của trẻ thì cha mẹ có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi vào trong khẩu phần ăn của trẻ như sữa chua, đậu nành, phô mai hoặc sữa giàu canxi, tôm, cua, ghẹ...
  • Trẻ thiếu Magie: Yếu tố vi lượng này sẽ giúp cho trẻ duy trì các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hơn nữa, chất này còn đóng vai trò quan trọng trong hoàn thiện chức năng não, đảm bảo hệ tim mạch luôn được khỏe mạnh. Giúp cho cơ thể thư giãn tình thần và dễ đi vào giấc ngủ cũng như có giấc ngủ sâu hơn. Không những thế, magie còn tham gia vào quá trình tăng nồng độ GABA - chất dẫn truyền thần kinh hoá học trong não. Cho nên khi trẻ 4 tuổi ngủ ít cũng có thể nghĩ ngay tới sự thiếu hụt magie cung cấp cho trẻ. Những dấu hiệu có thể nhận biết được sự thiếu hụt này bao gồm trẻ hay buồn chán, lười chơi, thể trạng uể oải, có hiện tượng co giật mí mắt hoặc bị chuột rút, đôi khi còn xuất hiện nhịp tim bất thường hoặc mắc các bệnh về da... Để giúp trẻ được cung cấp đủ hàm lượng magie theo nhu cầu khuyến nghị, cha mẹ có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giàu dưỡng chất này như rau bina, quả hạch, ngũ cốc, thịt, cá, sữa và các sản phẩm thực phẩm được chế biến từ sữa.
  • Protein được cấu tạo từ các acid amin và cũng là thành phần cơ bản tạo nên các tế bào trong cơ thể. Hai nguồn thực phẩm cung cấp protein khá phong phú đó là động vật và thực vật. Trong đó, protein có nguồn gốc từ động vật thường chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể và dễ hấp thu hơn. Các acid amin này có vai trò chính trong hình thành các chất dẫn truyền thần kinh hoá học trong não bộ như GABA, endorphin, serotonin... tạo cho tinh thần được sảng khoái, thoải mái và giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn. Khi trẻ thiếu protein có thể thấy trẻ thường xuyên khó ngủ, hay giật mình thức giấc, kém tập trung, phản ứng chậm, liên tục thèm ăn, người hay nhức mỏi cơ... Cha mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein để cung cấp vào bữa ăn của trẻ như yến mạch, bông cải xanh, hạnh nhân, trứng gà, thịt bò, thịt gà, sữa...
  • Chất béo: Nhiều cha mẹ thường bỏ qua nhóm chất dinh dưỡng này mà không biết rằng nó giúp cho các noron thần kinh của trẻ được hình thành và phát triển tối ưu. Hơn nữa, chất béo còn có vai trò chính để hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.... Trong chất béo còn chứa nhiều dưỡng chất quý như DHA, EPA, ARA,... rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi trẻ thiếu chất béo có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ. Cha mẹ có thể bổ sung chất béo vào bữa ăn của trẻ thông qua các loại thực phẩm như thịt mỡ, cá hồi, dầu cá, mỡ các động vật biển, hoặc chất béo chưa bão hoà từ sữa, phô mai, dầu thực vật, bơ, sữa, trứng gà, các loại hạt...
  • Vitamin D: Khi trẻ thiếu vitamin D thường sẽ không ngủ sâu giấc hoặc hay giật mình, mọc răng chậm và có thể rụng tóc... Vitamin D cũng có chức năng khá quan trọng trong quá trình hấp thu canxi. Để cải thiện tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ có thể bổ sung bằng cách tắm nắng sớm hoặc bổ sung lượng vitamin D vào khẩu phần từ thực phẩm, bao gồm cá, sữa, lòng đỏ trứng....
  • Sắt: Thiếu hụt sắt sẽ gây ra các vấn đề não bộ cho trẻ 4 tuổi như xuất hiện các dấu hiệu lo lắng sợ hãi, suy giảm nhận thức, mệt mỏi và mất ngủ. Ngoài ra, còn biểu hiện da làn da xanh xao nhợt nhạt, kém tập trung, sút cân, rối loạn tiêu hoá...
  • Kẽm: Vi chất này có khá nhiều tác dụng trong việc đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tăng trưởng và phục hồi tế bào tốt, nâng cao hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nếu trẻ thiếu kẽm có thể khiến cho giấc ngủ của trẻ kém chất lượng, hay khóc vào ban đêm.
trẻ 4 tuổi khó ngủ
Trẻ 4 tuổi khó ngủ cũng có thể do sự thiếu hụt magie

2. Thời gian ngủ của trẻ 4 tuổi

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thời gian ngủ của trẻ sẽ khác nhau. Đối với trẻ 4 tuổi thì trẻ cần ngủ khoảng từ 10 đến 12 tiếng một ngày. Ngoài việc đảm bảo đủ số lượng thời gian ngủ cho trẻ, cha mẹ cần chú ý đến việc trẻ cần đi ngủ đúng giờ, đặc biệt giấc ngủ buổi tối. Cha mẹ không nên cho trẻ thức quá muộn, vì sẽ khiến hormone tăng trưởng không thể tiết ra được, gây nên tình trạng chậm lớn ở trẻ. Hormone này thường tiết ra nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 11 đến 12 giờ đêm khi trẻ đang ngủ say.

Bên cạnh đó, thời gian dậy của trẻ vào ngày hôm sau muộn quá cũng ảnh hưởng đến bữa ăn sáng, thời gian tắm nắng hoặc muộn các hoạt động thường ngày như đi học.

trẻ 4 tuổi khó ngủ
Khi trẻ 4 tuổi khó ngủ, cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý

3. Biện pháp giúp trẻ 4 tuổi ngủ ngon hơn

Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ở độ tuổi này rất hay biếng ăn và chỉ thích uống sữa thay cơm. Điều này sẽ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ 4 tuổi.

Để giúp trẻ có một giấc ngủ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý. Sữa có thể cung cấp cho trẻ chất dinh dưỡng, nhưng sẽ không thể đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này. Do đó, cha mẹ nên cung cấp thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng ngoài sữa bao gồm: Canxi, magie, chất béo, kẽm, vitamin, protein... Trong trường hợp trẻ lười ăn, cha mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của trẻ nhằm cung cấp đủ lượng thực phẩm cũng như nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị.

Cha mẹ nên tạo cho trẻ một thời gian biểu ngủ hợp lý, tập thói quen cho trẻ thực hiện giờ giấc đi ngủ cố định và đến giờ đó trẻ sẽ tự buồn ngủ. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên điều chỉnh và tránh tình trạng trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì sẽ ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm.

Xây dựng cho trẻ một không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nên tắt tất cả các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ 2 tiếng sẽ giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.

XEM THÊM:
  • Zinc Gluconate: Công dụng và liều dùng
  • Tác hại của việc tự ý bổ sung kẽm cho trẻ
  • Melatonin ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan