Ở một số nước ôn đới như Hàn Quốc, các nước Châu Âu vào mùa lạnh thì số người bị đột quỵ có sự gia tăng so với mùa nóng. Điều này chứng tỏ yếu tố thời tiết có liên quan đến người bị đột quỵ. Việc xáo trộn nhiệt độ đột ngột hoặc nhanh cũng khiến cơ thể phản ứng khiến người bệnh dễ bị đột quỵ khi tắm đêm.
Nội dung video được tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đào Duy Khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Người bị đột quỵ có 2 dạng:
- Xuất huyết não: Vỡ mạch máu não;
- Tắc mạch máu não: Nhồi máu não.
Liên kết việc tắm đêm và tắm lạnh thì không thể nào trực tiếp gây vỡ mạch máu não hoặc nhồi máu não. Tuy nhiên, việc tắm đêm, tắm lạnh gây xáo trộn nhiệt độ đột ngột hoặc nhanh khiến cơ thể phản ứng và gây ảnh hưởng huyết áp hoặc bệnh nền và khiến người bệnh bị đột quỵ vì tắm đêm hay tắm đêm đột quỵ.
Những thói quen không tốt như: Thay đổi nhiệt độ đột ngột, thời tiết lạnh quá, tắm đêm...về bản chất không thể khiến con người bị đột quỵ, nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp thông qua các yếu tố khác, ảnh hưởng đến sức khỏe chung và gây ra đột quỵ khiến nhiều người vẫn lầm tưởng rằng bị đột quỵ vì tắm đêm hay tắm đêm đột quỵ.
Ở những người lớn tuổi có nhiều bệnh nền dễ bị đột quỵ như huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, xơ vữa mạch máu...
Tần suất bị đột quỵ xảy ra ở người già nhiều hơn ở người trẻ, tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng.
Người bị đột quỵ không có dấu hiệu báo trước, không chỉ tắm đêm đột quỵ mà còn có thể xảy ra khi đang ngồi ăn cơm, làm việc, nói chuyện...bất thình lình, chỉ vài giây trước vẫn có thể nói chuyện bình thường nhưng vài giây sau đã liệt nửa người, nói đớ...
Để phòng ngừa bị đột quỵ, việc quan trọng nhất là phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ yếu tố các bệnh nền dẫn đến đột quỵ trước khi chờ có dấu hiệu đột quỵ.
>> Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattou Ichou của Dược sĩ, Thạc sĩ Phạm Thị Kim Dung - Dược sĩ Pha chế thuốc - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Khi thấy hoặc nghi ngờ người thân của mình bị đột quỵ vì tắm đêm hoặc vì lý do nào đó, cần đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu người bệnh được cấp cứu đúng khung giờ vàng đột quỵ, thông máu kịp thời thì hiệu quả hồi phục sẽ cao hơn.
Khi cấp cứu người bị đột quỵ, không được tự ý điều trị cho bệnh nhân bị đột quỵ dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị. Không cho bệnh nhân bị đột quỵ ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẻ rất nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.
- Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại nhà
- Tai biến mạch máu não: Bệnh lý nguy hiểm và những điều cần biết
- Dị dạng mạch máu não: Dấu hiệu mơ hồ, nguy cơ tử vong cao