17-01-2024 23:14

Vì sao sỏi thận gây đau nhiều?

Vì sao sỏi thận gây đau nhiều?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Mạnh Thắng - Khoa Ngoại tổng hợp và Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sỏi thận khiến thận bị tổn thương, tăng áp lực dẫn đến những cơn đau cùng các triệu chứng khó chịu khác cho người bệnh.

1. Triệu chứng của sỏi thận

Thời gian đầu hình thành và phát triển sỏi, người bệnh hầu như không có các triệu chứng gì rõ rệt. Đến khi sỏi phát triển và gây đau mới phát hiện ra bệnh.

Các triệu chứng của sỏi thận bao gồm:

  • Sỏi thận đau lưng: Đau vùng thắt lưng khi có tác động mạnh, hoạt động mạnh, thay đổi tư thế;
  • Rối loạn tiểu, khó chịu khi đi tiểu;
  • Đầy bụng, trướng bụng;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Khi sỏi phát triển sẽ có các cơn đau quặn thận dữ dội. Cơn đau xuất phát từ các điểm niệu quản, đi xuống dưới gò mu;
  • Sỏi thận tiểu ra máu;
  • Đái rắt, đái buốt, đái són;
  • Nước tiểu đục, có mủ (nếu nhiễm trùng đường tiết niệu).
Buồn nôn
Buồn nôn là triệu chứng của sỏi thận

2. Bị sỏi thận đau ở đâu?

Mức độ đau của người bệnh sỏi thận tùy thuộc vào kích thước sỏi, vị trí sỏi hình thành, tình trạng sỏi. Do đó, có người không cảm thấy đau đớn gì, có người đau âm ỉ, cũng có người đau dữ dội, đau quặn thắt từng cơn. Cơn đau xuất hiện ở vùng hố thắt lưng, lan xuống bụng và các vị trí lân cận. Nếu người bệnh bị sỏi ở cả hai thận thì sẽ bị đau cùng lúc cả hai bên.

Đường tiết niệu trong cơ thể được ví như một hệ thống dẫn nước. Nước sẽ đi từ thận xuống niệu quản rồi đến bàng quang và niệu đạo. Nếu có sỏi ở thận thì viên sỏi có thể di chuyển theo ống dẫn nước đó đến bất cứ vị trí nào trong đường tiết niệu. Dù sỏi ở đâu cũng có thể khiến bệnh nhân bị đau.

3. Vì sao sỏi thận gây đau nhiều?

Biến chứng viêm túi thừa đại tràng
Trướng bụng là triệu chứng của sỏi thận

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau ở người bệnh sỏi thận là do viên sỏi cản trở đường dẫn nước tiểu, tăng áp lực thận, tạo nên các cơn đau. Tuy ống thận không có các dây thần kinh cảm giác đau nhưng các mô xung quanh ống thận lại chứa những dây thần kinh này. Khi ống thận phồng ra, chèn ép lên các mô này, dây thần kinh cảm giác đau sẽ truyền tín hiệu về não bộ.

Bên cạnh đó, viên sỏi cọ sát vào niêm mạc thận sẽ gây tổn thương thận, viêm niêm mạc thận dẫn đến các cơn đau. Nếu sỏi di chuyển xuống niệu quản - vị trí có đường kính hẹp chỉ khoảng 5mm cũng có thể gây đau.

Các cơn đau sẽ có đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào trạng thái sỏi của mỗi người:

  • Nếu sỏi ở thận có kích thước nhỏ thì người bệnh chỉ có các cơn đau tức nhẹ ở vị trí hông và thắt lưng. Nhưng nếu sỏi có kích thước lớn thì người bệnh còn có cảm giác đau nhói mỗi khi thay đổi tư thế hoặc vận động mạnh;
  • Nếu sỏi ở niệu quản, người bệnh sẽ có các cơn đau thúc, đau nhói từ bụng xuống dưới háng và đùi;
  • Nếu sỏi ở bàng quang thì sẽ có cảm giác căng tức bụng dưới, đau nhẹ. Khi sỏi rơi xuống niệu đạo sẽ đau mạnh hơn và tiểu khó.

Nếu các cơn đau dữ dội bất thường hoặc vượt quá sức chịu đựng của bạn thì cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và tránh ăn gì?
XEM THÊM:
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị sỏi mật
  • Sỏi mật sót/tái phát sau phẫu thuật: Phải làm sao?
  • Biến chứng nguy hiểm của sỏi ống mật chủ

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan