17-01-2024 12:57

Vì sao rối loạn nội tiết gây đau đầu

Vì sao rối loạn nội tiết gây đau đầu

Nồng độ hormone nội tiết estrogen tăng lên hoặc giảm xuống một cách đột ngột là yếu tố gây ra cơn đau đầu. Để hạn chế rối loạn nội tiết gây đau đầu, bạn có thể sử dụng thuốc dự phòng hoặc thực hiện một lối sống lành mạnh hơn.

1. Rối loạn nội tiết gây đau đầu là do đâu?

Tất cả các yếu tố gây thay đổi nội tiết tố đều có thể trở thành nguyên nhân gây đau đầu, trong đó phổ biến nhất là:

  • Đau đầu do rối loạn nội tiết ở phụ nữ mang thai: Đau đầu xảy ra ở phụ nữ mang thai chủ yếu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này là do nồng độ estrogen tăng lên rồi giảm xuống nhanh chóng gây rối loạn cảm giác đau. Nằm nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp với xoa bóp giảm đau là cách tốt. Trường hợp đau quá cần sử dụng thuốc giảm đau thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Rối loạn nội tiết gây đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt: Nồng độ estrogen và progesterone giảm nhanh chóng để bong lớp niêm mạc tử cung chính là nguyên nhân gây đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau đầu do rối loạn nội tiết ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh: Đa phần triệu chứng đau đầu sẽ xuất hiện phụ nữ tiền mãn kinh, sau đó giảm dần khi bước vào giai đoạn mãn kinh, trừ một số trường hợp nặng dần cần can thiệp bằng liệu pháp thay thế hormone.
  • Rối loạn nội tiết gây đau đầu sau dùng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có tác dụng duy trì nồng độ estrogen ở mức ổn định trong 3 tuần đầu, nhưng đến tuần cuối khi không dùng thuốc hoặc thuốc tránh thai không bổ sung nội tiết có thể khiến nồng độ hormone giảm mạnh gây đau đầu.
  • Đau đầu do rối loạn nội tiết sau dùng liệu pháp thay thế hormone: Bổ sung đột ngột estrogen bằng liệu pháp thay thế hormone có thể gây đau đầu, nhưng sau đó khi cơ thể quen với nồng độ bổ sung, hầu hết tình trạng đau đầu sẽ giảm xuống.
rối loạn nội tiết gây đau đầu
Rối loạn nội tiết gây đau đầu là tình trạng khá thường gặp

2. Đau đầu do nội tiết tố cải thiện bằng cách nào?

2.1. Thay đổi lối sống

Tất cả các biện pháp dưới đây đều có tác dụng thư giãn một số cơ và thần kinh vùng đầu, giúp giảm đau hiệu quả:

  • Uống nhiều nước;
  • Massage đầu;
  • Nằm nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, không có ánh sáng;
  • Chườm lạnh lên vùng trán;
  • Tập các bài tập thư giãn;
  • Châm cứu, xoa bóp.

2.2. Thuốc điều trị

Điều trị các cơn đau đầu cấp tính bằng cách sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen. Với các cơn đau đầu thường xuyên thì cần sử dụng thêm các loại thuốc khác như thuốc chống co giật, thuốc chẹn canxi, thuốc chống trầm cảm. Đơn thuốc nên được kê bởi bác sĩ để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc.

2.3. Liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone chỉ được chỉ định khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Thuốc bổ sung estrogen có nhiều dạng bổ sung khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp. Nếu tình trạng đau đầu vẫn tiếp diễn sau khi dùng liệu pháp hormone một thời gian thì bạn nên tái khám để chuyển hướng điều trị, ví dụ như chuyển sang dùng miếng dán estrogen để giảm tần suất và mức độ đau.

3. Ngăn ngừa đau đầu do thay đổi nội tiết

Đối với người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, việc sử dụng thuốc dự phòng cơn đau đầu có thể được đề nghị để ngăn ngừa đau đầu khi đến kỳ kinh. Thời gian sử dụng và loại thuốc nên được bác sĩ tư vấn. Ngoài ra, việc viết nhật ký về các hoạt động trong ngày như chế độ ăn uống, ngủ nghỉ,.. có thể giúp ích trong việc xác định yếu tố kích hoạt cơn đau.

Đối với người đang sử dụng thuốc tránh thai, việc chuyển sang dùng thuốc có liều lượng estrogen thấp hơn hoặc thuốc chỉ chứa progestin, uống thuốc estrogen liều thấp thay cho thuốc giả dược hoặc đeo miếng dán estrogen vào ngày uống thuốc giả dược có thể giúp làm giảm cơn đau đầu do thay đổi nội tiết tố.

rối loạn nội tiết gây đau đầu
Có thể bị rối loạn nội tiết gây đau đầu sau dùng thuốc tránh thai

4. Đau đầu do thay đổi nội tiết gây biến chứng gì?

Đau đầu thường xuyên do thay đổi nội tiết có thể gây ra các biến chứng như phiền muộn, lo âu, mệt mỏi, đau khớp và rối loạn giấc ngủ. Khi kết hợp với các yếu tố khác như bỏ bữa, ngủ ít, thay đổi thời tiết, uống rượu bia, chất kích thích,... thì tình trạng đau đầu có thể biểu hiện nặng hơn.

Thuốc tránh thai và estrogen hầu hết đều an toàn, nhưng một số trường hợp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đông máu, đặc biệt là với người có tiền sử huyết áp cao. Cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay nếu có đau đầu dữ dội kèm theo chóng mặt, khó thở, mất thị lực, phát ban,..

XEM THÊM:
  • Đau nửa đầu giật giật theo nhịp mạch đập kéo dài: Phải làm sao?
  • Cây xuyên khung có tác dụng gì?
  • Nhức đầu migraine và phương pháp điều trị (nhức nửa đầu, bán đầu thống)

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan