17-01-2024 22:14

Vì sao phải can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ?

Vì sao phải can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ?

Rối loạn phổ tự kỷ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhiều gia đình có trẻ bị tự kỷ nhưng vẫn chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng của việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ cũng như điều trị trẻ tự kỷ như thế nào để cải thiện tốt nhất. Vậy vì sao cần phải can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ?

1. Hậu quả của rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng tương tác xã hội, lặp đi lặp lại hành vi và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp hoặc sử dụng ngôn ngữ. Những tình trạng này sẽ gây ra các hậu quả sau:

  • Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, cụ thể hơn não bộ của bệnh nhân tự kỷ sẽ phát triển với một tốc độ khác biệt, bệnh nhân thường không có được các kỹ năng theo thứ tự nhất định như những người phát triển bình thường khác.
  • Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tương tác: bệnh nhân tự kỷ thường không tương tác với mọi người. Việc sử dụng ánh mắt và cử chỉ để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân với người khác được gọi là trao đổi 2 chiều, tuy nhiên đối với bệnh nhân tự kỷ thì đây là cả một thách thức lớn, dẫn đến tình trạng khó phát triển các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ, không tập trung và không có khả năng tương tác
  • Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng thấu hiểu: bệnh nhân không hiểu được việc mỗi người sẽ có những mong muốn và niềm tin khác nhau vì vậy, bệnh nhân không ý thức được rằng những hành vi của mình sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào, không biết đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân không còn cơ hội hòa nhập được với mọi người.
  • Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh: bệnh nhân tự kỷ sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung, thay đổi, sắp xếp, ghi nhớ, quản lý thời gian... không thể sắp xếp được ý nghĩ và những việc cần làm.
  • Một số trường hợp rối loạn phổ tự kỷ làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn tổng thể, bệnh nhân thường quá chú ý đến các chi tiết thay vì tập hợp các nguồn thông tin để nhìn tổng thể vào một tình huống. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập và phát triển của người bệnh.

Chứng rối loạn tự kỷ gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của bệnh nhân. Tuy vậy nếu gia đình biết lập kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ từ sớm cùng với sự đồng hành của bố mẹ, chắc chắn trẻ có thể vượt qua nhiều trở ngại và hòa nhập một cách dễ dàng hơn.

2. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ mang lại hiệu quả cao

Can thiệp sớm trẻ tự kỷ là áp dụng những phương pháp, kỹ thuật trị liệu để giảm các triệu chứng, biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em và giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng.

Mục đích của việc can thiệp sớm trẻ tự kỷ:

  • Giảm thiểu các khiếm khuyết bao gồm các khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội, các hành vi của trẻ.
  • Giúp trẻ đạt được kỹ năng thích ứng, tăng tính độc lập ở trẻ.
  • Loại trừ, giảm thiểu các hành vi không mong muốn gây cản trở sự phát triển các kỹ năng cần thiết ở trẻ.

3. Các phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

3.1. Điều trị trẻ tự kỷ bằng thuốc

Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhi sẽ tuỳ vào từng tình trạng cụ thể của trẻ để đưa ra chỉ định các loại thuốc để điều trị trẻ tự kỷ phù hợp.

Các thuốc thường được dùng để điều trị trong các nhóm rối loạn kèm theo sau:

  • Mất ngủ;
  • Rối loạn cảm giác trong ăn uống: ăn không ngon miệng, ăn không có cảm giác no...;
  • Trầm cảm;
  • Tăng động, giảm sự tập trung - chú ý;
  • Rối loạn lưỡng cực;
  • Loạn thần;
  • Hội chứng Tourette (hội chứng Tic);
  • Động kinh.

3.2. Giáo dục hành vi ở trẻ tự kỷ từ sớm

  • Nguyên tắc của giáo dục hành vi là hạn chế những hành vi xấu của trẻ và xây dựng những hành vi có lợi về mặt xã hội;
  • Trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết hành vi do tổn thương thần kinh. Tuy nhiên, những khiếm khuyết đó có thể thay đổi được nhờ tác động từ môi trường ngoài một cách hệ thống;
  • Mọi kỹ năng của trẻ bao gồm về giao tiếp, tương tác xã hội hoặc tự chăm sóc... được chia thành những bước nhỏ để dạy trẻ.

3.3. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ với ngôn ngữ trị liệu

  • Giao tiếp là một phương tiện quan trọng giúp trẻ bộc lộ nhu cầu vì vậy dạy trẻ tự kỷ giao tiếp là một nội dung quan trọng, giúp trẻ hạn chế được các hành vi xấu, tăng cường các kỹ năng, tương tác xã hội của trẻ;
  • Tuỳ mức độ phát triển về trí tuệ của trẻ mà các chuyên gia ngôn ngữ trị liệu có thể dạy trẻ giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói hoặc hình vẽ;
  • Trước hết chuyên gia sẽ đánh giá khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, các kỹ năng giao tiếp không lời...của trẻ;
  • Việc trị liệu ngôn ngữ cho trẻ cũng được tiến hành 1:1, hàng ngày hoặc xen kẽ hoạt động khác;
  • Kết quả của huấn luyện giao tiếp phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của phụ huynh, nên can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ để nâng cao mức độ phát triển trí tuệ và các kỹ năng khác của trẻ.

3.4. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ qua các giác quan

Kích thích thính giác: Trẻ tự kỷ thường nhạy cảm với âm thanh rất khác so với trẻ bình thường, trẻ khá nhạy cảm bởi các âm thanh của chương trình quảng cáo hay ca nhạc nhưng lại ít chú ý đến âm thanh của lời nói, kể cả giọng nói của mẹ.

  • Việc huấn luyện kỹ năng nghe cho trẻ nhằm thay đổi sự nhạy cảm đối với các âm thanh khác nhau từ sớm.
  • Kích thích thị giác: thị giác của trẻ bao gồm khả năng nhìn và quan sát bằng mắt kém tập trung, hay bị phân tán, rất dễ bị cuốn hút với các vật có màu sắc nổi bật, đỏ, sặc sỡ. Việc lập kế hoạch can thiệp cho trẻ tự kỷ với phương pháp nhìn kết hợp vận động trong 1-2 năm bằng kính mắt thấu kính lăng trụ sẽ giúp giảm hoặc chữa khỏi những sai lệch về nhìn của trẻ.

3.5. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ qua vui chơi

Biết cách chơi với trẻ tự kỷ là một phương pháp học và tìm hiểu thế giới của trẻ. Đối với trẻ bị tự kỷ, việc vui chơi càng có ý nghĩa hơn, giúp trẻ tăng cường được cảm nhận về thế giới xung quanh, cải thiện kỹ năng xã hội và nắn chỉnh hành vi....

3.6. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị trẻ tự kỷ

Cha mẹ và tất cả người thân quanh trẻ là những người quan trọng nhất, góp phần phát hiện và can thiệp sớm bệnh tự kỷ. Việc áp dụng sớm các kỹ năng dạy trẻ có thể mang lại hiệu quả can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ cao hơn nhiều so với việc bắt đầu can thiệp muộn.

Ngoài ra can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là chương trình can thiệp toàn diện, kéo dài và cần sự tham gia của cha mẹ, giáo viên, chuyên gia y tế. Việc phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ sẽ giúp trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như sự nhận thức về thế giới xung quanh.

3.7. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bằng chế độ dinh dưỡng

Một số báo cáo chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Việc thiếu hụt một số vitamin đặc hiệu hoặc chất khoáng có thể gây ra biểu hiện của bệnh tự kỷ.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ B. Rimland, San Diego, Mỹ năm 2001:

  • Nhiều phụ huynh nhận thấy cho trẻ ăn các thức ăn từ lúa mì, lúa mạch, sữa được loại bỏ casein và gluten có thể giảm triệu chứng của tự kỷ. Vì vậy nên cung cấp cho trẻ chế độ ăn đa dạng gồm nguồn bổ sung chất đạm (sữa trứng, thịt, cá, tôm, cua); lipid (mỡ động vật, dầu thực vật...); glucid (gạo, ngô, ngũ cốc...); vitamin và khoáng chất (các loại trái cây, rau củ quả...).
  • Một số chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và chất khoáng... đã được dùng trong việc kiểm soát hành vi tự hại bản thân của trẻ. Việc dùng vitamin B6 liều cao, magnesium và DMG (dimethylglycine) để kiểm soát cơn kích động, các hành vi tự tổn hại... có hiệu quả tốt trong nhiều trường hợp, khi tất cả các thuốc và các biện pháp can thiệp khác không có kết quả.

Trong trường hợp không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống cho trẻ, bạn nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược tăng cường vi chất cho não bộ, tăng khả năng dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa vùng não điều khiển chức năng ghi nhớ, phản xạ, tập trung, ngôn ngữ đã được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ tại các bệnh viện lớn. Để tránh việc bổ sung thừa hay đưa những chất không cần thiết quá nhiều vào cơ thể trẻ.

Tóm lại, việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là quan trọng để mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng, giảm thiểu các khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội, từ đó loại trừ các hành vi không mong muốn gây cản trở sự phát triển các kỹ năng cần thiết ở trẻ.

XEM THÊM:
  • Tự kỷ thường bị nhầm lẫn với các khó khăn khác!
  • Thuốc Amphetamine Sulfate: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
  • Thiết kế giờ can thiệp cho trẻ tự kỷ như thế nào?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan