17-01-2024 11:15

Vì sao cần phòng ngừa viêm phổi trong bệnh viện?

Vì sao cần phòng ngừa viêm phổi trong bệnh viện?

Viêm phổi trong bệnh viện gây ra bởi các loại vi khuẩn có khả năng đề kháng với kháng sinh cao, cho nên khi mắc bệnh thì có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, những bệnh nhân phải nằm viện dài ngày, sức đề kháng suy yếu, nguy cơ mắc cao hơn và biến chứng cũng nguy hiểm hơn. Vì vậy, cần phải phòng ngừa viêm phổi bệnh viện đối với những bệnh nhân này.

1. Viêm phổi bệnh viện là gì?

Viêm phổi bệnh viện được định nghĩa là tình trạng viêm phổi diễn ra sau khi nhập viện từ 48h trở lên, không đang ở trong giai đoạn ủ bệnh hoặc mắc bệnh vào thời điểm nhập viện.

Viêm phổi bệnh viện là loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế thường gặp tại khoa lâm sàng, đây là một vấn đề mà các khoa phòng trong bệnh viện hết sức lo lắng do tình trạng này làm tăng nguy cơ tử vong, tăng thời gian điều trị, tốn kém về mặt kinh tế cho người bệnh. Đặc biệt, khoa hồi sức tích cực có nhiều bệnh nhân nặng cần thở máy nên tỷ lệ viêm phổi bệnh viện tại khoa này rất cao, vừa khó chẩn đoán, khó điều trị và khó phòng ngừa hơn so với khoa khác.

Viêm phổi bệnh viện có thể gây ra do nhiều loại vi khuẩn khác nhau và tỷ lệ các loại vi khuẩn này khác nhau tùy theo từng bệnh viện, thường là vi khuẩn Gram âm hiếu khí gây ra như Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter spp, Klebsiella spp, Enterobacter spp, E coli, Providencia spp, một số loại vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumonia cũng chiếm t lệ khá cao. Những vi khuẩn này thường đa kháng thuốc kháng sinh nên gây khó khăn cho điều trị.

Người ta nhận thấy các tác nhân gây viêm phổi liên quan thở máy xuất hiện sớm (dưới 4 ngày sau khi nhập viện) thường do vi sinh vật ít đề kháng kháng sinh, nhưng nếu xuất hiện muộn hơn thường do vi sinh vật đa kháng thuốc.

Vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào phổi qua nhiều phương thức và đường lây khác nhau như:

  • Từ các chất tiết từ vùng hầu họng chảy xuống phổi hay do dịch dạ dày bị trào ngược.
  • Lây từ các dụng cụ hỗ trợ hô hấp hoặc bàn tay nhân viên y tế nhiễm vi khuẩn.
  • Đường máu, bạch mạch là do các ổ nhiễm khuẩn khác dẫn tới.

Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp như bình làm ẩm oxy, máy khí dung, máy nội soi phế quản, phế dung ký, dụng cụ gây mê là các ổ chứa vi khuẩn, có thể từ dụng cụ đến người bệnh, từ người bệnh này đến người bệnh khác, từ một vị trí của cơ thể đến đường hô hấp dưới của cùng một người bệnh qua bàn tay hoặc qua dụng cụ.

2. Vì sao cần phòng ngừa viêm phổi trong bệnh viện?

Tại sao mà vấn đề viêm phổi bệnh viện rất được quan tâm và đây là một điều đáng lo ngại tại môi trường bệnh viện. Bởi tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thường xảy ra ở những đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu như người cao tuổi, mắc bệnh nền nặng, trẻ em...

Viêm phổi bệnh viện tuy hiện nay đã có thêm nhiều loại kháng sinh điều trị hiệu quả hơn, nhưng dù vậy thì tỷ lệ tử vong do bệnh vẫn cao. Một số hậu quả viêm phổi bệnh viện biến chứng có thể gây ra như sau:

  • Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm 30 - 70% trong số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Người bệnh có nguy cơ mắc phải những loại vi khuẩn đa kháng thuốc, nhất là tình trạng viêm phổi xuất hiện muộn hay với những người đã dùng kháng sinh trước đó 3 tháng. Từ đó, gây khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị, nguy cơ tử vong tăng lên.
  • Gia tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Như vậy, một người bệnh được điều trị tại bệnh viện mà không may mắc phải viêm phổi tại bệnh viện thì sẽ làm cho bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong cao, việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, từ đó giúp việc điều trị bệnh nền hiệu quả hơn, tránh nguy cơ tử vong, tiết kiệm kinh phí và thời gian điều trị bệnh.

vi-sao-can-phong-ngua-viem-phoi-trong-benh-vien-2
Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện được cho là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ tử vong

3. Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện

Hầu hết nguồn lây vi khuẩn đều có khả năng kiểm soát được nếu như thực hiện nghiêm các quy định chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Các dụng cụ hỗ trợ hô hấp như bình làm ẩm oxy, máy khí dung, máy nội soi phế quản, phế dung ký, dụng cụ gây mê đều có thể là các ổ chứa vi khuẩn, có thể từ dụng cụ đến người bệnh, từ người bệnh này đến người bệnh khác, từ một vị trí của cơ thể đến đường hô hấp dưới của cùng một người bệnh qua bàn tay hoặc qua dụng cụ. Do vậy, để phòng ngừa viêm phổi bệnh viện có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Thực hiện vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh cũng như bất kỳ dụng cụ hô hấp nào đang sử dụng cho người bệnh bằng xà phòng hay nước sát khuẩn.
  • Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bằng gạc vô khuẩn mỗi 2 đến 4 giờ một lần bằng dung dịch khử khuẩn hay nước muối sinh lý.
vi-sao-can-phong-ngua-viem-phoi-trong-benh-vien-2
Thực hiện vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh là một cách phòng ngừa viêm phổi bệnh viện

  • Rút ống nội khí quản, ống mở khí quản, sonde dạ dày, đồng thời xem xét việc ngưng sử dụng máy thở dùng cho bệnh nhân càng sớm càng tốt khi bệnh nhân có thể tự thở, tự ăn uống.
  • Cho bệnh nhân nằm đầu cao với góc 30 đến 45 độ nếu như không có chống chỉ định.
  • Nên sử dụng loại dụng cụ chăm sóc hô hấp dùng một lần hoặc phải tiệt khuẩn hay khử khuẩn mức độ cao đối với các dụng cụ sử dụng lại cho người bệnh.
  • Nên thường xuyên kiểm tra và đổ lượng nước tồn lưu trong ống dây máy thở, bẫy nước dùng cho bệnh nhân.
  • Dây thở phải để ở vị trí thấp hơn phần trên của ống nội khí quản.
  • Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện bằng cách thường xuyên kiểm tra tình trạng ứ đọng thức ăn của dạ dày trước khi cho người bệnh ăn qua ống.
  • Cần phối hợp với các chuyên khoa khác trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Hướng dẫn vỗ rung để hạn chế ứ đọng dịch trong đường hô hấp gây viêm nhiễm.
  • Dán thông báo thường xuyên nhắc nhở về việc phòng tránh viêm phổi bệnh viện tại các khoa phòng.

Các biện pháp phòng ngừa viêm phổi bệnh viện được cho là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và viêm phổi bệnh viện nói riêng. Chủ động phòng tránh từ chính ý thức của người bệnh cũng như tác phong làm việc của nhân viên y tế để giúp nhẹ gánh trong điều trị bệnh.

XEM THÊM:
  • Viêm phổi do vi khuẩn: Những điều cần biết
  • Công dụng thuốc Forlen
  • Công dụng thuốc Butapenem 250

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan