17-01-2024 12:36

Vì sao bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng?

Vì sao bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng?

“Vì sao bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng” và “phải làm sao nếu bé không chịu nhai thức ăn mà chỉ nuốt chửng” là những câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về nguyên nhân bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng và giải pháp hiệu quả giúp trẻ thay đổi thói quen này.

1. Vì sao bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng?

Nhai thức ăn là một quy trình phức tạp mà bé bắt đầu học dần từ 6 tháng tuổi, nó gồm chuỗi phức tạp của vận động cơ hàm và lưỡi. Bé thường tập nhai theo từng giai đoạn, đầu tiên là dùng lưỡi và vòm hàm trên để nghiền nát thức ăn, sau đó tập dùng lưỡi đưa thức ăn sang 2 bên trái phải và dùng lợi để nghiền.

Giống như bất kỳ kỹ năng mới nào khác, nhai phụ thuộc vào những kinh nghiệm và kỹ năng mà bé đã học được trong những tháng trước đó.

Việc tập nhai có thể bắt đầu vào khoảng tháng thứ 6-9. Khoảng thời gian này là cơ hội quan trọng để bắt đầu với việc giới thiệu thực phẩm có kết cấu (thực phẩm xay nhuyễn, dạng đặc).

Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến việc nhai lại trở thành vấn đề với trẻ mới biết đi:

  • Cho trẻ ăn dặm muộn: Tình trạng bé không biết nhai có thể là do ăn dặm muộn (muộn hơn 6-8 tháng). Trong trường hợp này, sự phát triển tối ưu của các kỹ năng vận động như nhai có thể bị trì hoãn. Em bé của bạn có thể gặp khó khăn khi chấp nhận một kết cấu thức ăn mới dạng rắn hoặc bán rắn thay vì loại sữa yêu thích.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dạng đặc muộn hơn: Một em bé chưa được làm quen với thức ăn dạng rắn (như cháo) trước 8-10 tháng (khoảng thời gian bé bắt đầu tự ngồi) sẽ gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn sau này (lúc trẻ được 14- 15 tháng tuổi).
  • Trẻ không quan tâm đến thức ăn: Một lý do khác khiến trẻ mới biết đi không nhai được có thể đơn giản là không thích thức ăn. Điều này có thể là do thiếu sự đa dạng về mùi vị, kết cấu hoặc hương vị. Nếu trẻ được cho ăn cùng một loại thức ăn trong nhiều bữa liên tục, trẻ sẽ chán và không chịu nhai thức ăn.
  • Trẻ bị áp lực khi ăn do cha mẹ quát mắng, ép trẻ ăn đủ khẩu phần.

2. Tác hại của việc bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

Bé ăn không nhai chỉ nuốt chửng có thể là hậu quả của quá trình ăn thức ăn lỏng và nhuyễn quá lâu (như sữa và cháo xay, cháo loãng tán kỹ hoặc rây) làm bé trở lên thụ động.

Nếu tình trạng này kéo dài khiến bé khó thích nghi với việc ăn cơm và các dạng thức ăn đặc khác, nhất là ở thời điểm bé 5 tuổi không biết nhai thì có thể sẽ gây biếng ăn về sau và chậm tăng cân, vì nuốt chửng cơm làm bé khó tiêu, ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng đường tiêu hóa. Việc chan canh cho cơm lỏng như cháo để bé dễ nuốt càng làm bé không chịu nhai và gây loãng dịch vị, khiến tiêu hóa thức ăn kém hơn.

Bé không biết nhai có thể gây biếng ăn cho trẻ về sau
Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng có thể là do quá trình ăn thức ăn lỏng và nhuyễn quá lâu

3. Bé không chịu nhai phải làm sao?

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả đối với tình trạng bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng:

  • Giới thiệu thức ăn đặc một cách chậm rãi

Hãy giới thiệu thức ăn đặc thật chậm rãi cho bé. Bạn có thể sử dụng máy xay thức ăn trẻ em để tạo ra kết cấu rất mềm, nhẹ nhàng và có thể trộn với bột nhuyễn hơn. Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn quen thuộc và sau đó cho trẻ ăn một thìa nhỏ thức ăn có kết cấu trộn với thức ăn nhuyễn quen thuộc. Lặp lại hành động này đến khi kết thúc bữa ăn.

Dần dần, bạn có thể cho trẻ ăn vài thìa thức ăn có kết cấu và theo sau đó là vài thìa thức ăn xay nhuyễn. Khi bé quen với kết cấu mới, bé sẽ có thể chỉ ăn những thức ăn có kết cấu. Tiếp đó, nên giới thiệu thức ăn mới cho bé sau khi đã cho bé ăn đủ một loại thức ăn hoặc kết cấu quen thuộc khi bé không quá đói.

Thực hiện dần dần khi bạn tăng kết cấu và các thử thách cho bé. Hãy để bé tự chủ. Nếu trẻ gặp khó khăn với số lượng thức ăn đặc hoặc kích thước của món ăn, hãy quay lại với những món ăn dễ dàng hơn mà trẻ đã xử lý thành công trước đó.

Khi trẻ đã hợp tác tốt với những món ăn mà bạn đã chuẩn bị, hãy bắt đầu cắt miếng thức ăn lớn hơn hoặc bao gồm nhiều loại miếng khác nhau trong bữa ăn. Bạn có thể dần dần đưa thức ăn rắn vào chế độ ăn bằng cách cho trẻ ăn một hoặc hai miếng. Dọn ít thức ăn lên đĩa của trẻ. Bạn có thể cho trẻ ăn thức ăn cầm tay như lát trái cây, dạng que hoặc bất cứ thứ gì trẻ thường ăn, để trẻ nhai.

  • Cho trẻ tham gia cùng bữa ăn gia đình

Hãy để con bạn dùng bữa với gia đình. Bạn có thể cho trẻ ngồi trên một chiếc ghế thoải mái cùng với các thành viên khác trong gia đình trong giờ ăn. Điều này sẽ khuyến khích trẻ bắt đầu với việc nhai thức ăn thay vì nuốt chửng. Cho trẻ thấy rằng mọi người đang nhai thức ăn chứ không nuốt chửng.

  • Học bằng cách bắt chước

Trẻ cũng học theo nhau. Nhìn thấy những đứa trẻ khác ăn thức ăn rắn cũng sẽ khuyến khích trẻ nhai. Đôi khi bạn có thể mời một số người hàng xóm, bạn bè hoặc anh chị em họ cùng lứa tuổi để khuyến khích con bạn cùng ăn với chúng.

  • Không gian bữa ăn hợp lý

Giữ khoảng cách thích hợp để đảm bảo đói, ít nhất 3-4 giờ giữa các bữa ăn. Phân bổ thời gian cố định cho các bữa ăn. Con bạn nên hoàn thành các bữa ăn chính trong vòng 20-25 phút và các bữa ăn phụ có thời gian 10-15 phút để kết thúc. Nếu con bạn mất nhiều thời gian hơn, hãy kiên quyết dừng bữa ăn đó lại. Trong một khoảng thời gian, con bạn sẽ bắt đầu hoàn thành bữa ăn của mình đúng giờ.

Bé không biết nhai cha mẹ nên tạo không gian bữa ăn hợp lý
Cha mẹ nên tạo không gian bữa ăn hợp lý để trẻ có thể tập trung nhai và thưởng thức món ăn

4. Phải làm gì khi trẻ chán ăn cùng một món?

Con bạn có thể mất hứng thú hoặc chán ăn cùng một loại thức ăn. Điều này có thể khiến bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng hoặc ngậm thức ăn trong miệng. Trong trường hợp đó, bạn có thể thử một số biện pháp sau:

  • Trình bày món ăn một cách hấp dẫn (thêm các loại rau có màu sắc khác nhau, cắt/ nấu theo các hình dạng vui nhộn khác nhau,...);
  • Cố gắng nấu những món ăn mà trẻ không thích theo nhiều cách khác nhau để khiến chúng trở nên thú vị;
  • Thử thay đổi kết cấu thức ăn mà con bạn không thích;
  • Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ như cà rốt luộc chín một lần trong ngày, bày một đĩa hấp dẫn và cho phép con bạn ăn. Chấp nhận việc trẻ có thể bôi bẩn;
  • Hãy cùng ăn thức ăn mà trẻ thích và tỏ vẻ thích thú, khen ngợi món ăn đó. Nếu trẻ vẫn từ chối món ăn cũ, hãy tránh đưa chúng cho trẻ trong vài ngày, sau đó thử lại bằng cách nấu theo cách khác.

Bé ăn không nhai chỉ nuốt chửng có thể là hậu quả của quá trình ăn thức ăn lỏng và nhuyễn quá lâu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé khó thích nghi với việc ăn cơm và các dạng thức ăn đặc khác, gây biếng ăn về sau cũng như chậm tăng cân. Do đó, phụ huynh nên thực hiện các giải pháp trên để giúp bé tập nhai.

Bên cạnh đó, trẻ cũng nên bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

XEM THÊM:
  • Bé 4 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn chậm tăng cân cải thiện thế nào?
  • Tác hại của việc ép con ăn, mẹ cần lưu ý
  • Chậm tăng cân, uống sữa công thức không bị nổi mề đay, tiêu chảy có phải dị ứng đạm sữa bò?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan