Mục lục
Thân nhiệt cao về đêm khiến bạn ngủ không ngon, khó đi vào giấc ngủ và ảnh hưởng đến tinh thần của ngày hôm sau. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, đau các cơ, buồn ngủ,... Trẻ sốt về đêm cũng gây ra nhiều lo lắng đến các bậc phụ huynh.
1. Tình trạng sốt cao về đêm
Thông thường, thân nhiệt của một người khỏe mạnh sẽ dao động từ 36.5 đến 37 độ, trẻ em sẽ có thân nhiệt cao hơn một chút. Nhưng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng 1-2 độ C được gọi là sốt.
Sốt là một tình trạng cơ thể phản ứng với sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể đi kèm với các triệu chứng như cảm lạnh, đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, việc sốt cao về đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, sốt về đêm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Do đó, ba mẹ nên không nên chủ quan mà cần theo dõi thật kỹ các triệu chứng để có biện pháp xử trí.
2. Vì sao bạn hay sốt cao về đêm?
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn hoặc trẻ sốt về đêm được chuyên gia lý giải:
2.1. Phản ứng dị ứng
Theo ghi nhận rất nhiều bệnh nhân bị sốt cao về đêm nguyên nhân là do phản ứng dị ứng do thuốc gây nên. Bởi bên cạnh tác dụng điều trị, các loại thuốc còn có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc khác. Điều này khiến người bệnh bị phản ứng dị ứng.
Một số triệu chứng của tình trạng này như: sốt cao, mẩn đỏ, sưng... Trong trường hợp, tình trạng này trở nên nghiêm trọng cần được đưa đến bác sĩ để thăm khám.
2.2. Nhiễm trùng đường tiểu
Nếu bạn xuất hiện triệu chứng đau rát khi đi tiểu kèm sốt cao về đêm thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh lý này không thể chủ quan mà cần được đưa đi thăm khám bác sĩ để điều trị theo phác đồ.
2.3. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Sốt cao về đêm là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong đó, người bệnh có thể đã bị nhiễm trùng thực quản, thanh quản, phế quản. Người bệnh cần được chỉ định uống thuốc để điều trị dứt điểm bệnh lý.
2.4. Nhiễm trùng da
Theo chuyên gia, bất cứ tình trạng nhiễm trùng nào cũng có thể gây ra triệu chứng sốt cao, nhất là nhiễm trùng da. Việc điều trị nhiễm trùng da càng sớm sẽ chấm dứt tình trạng sốt cao cũng như tránh các rủi ro về sức khoẻ.
2.5. Viêm
Tình trạng viêm khiến cơ thể bị tăng nhiệt độ gây sốt cao, thậm chí khó thuyên giảm. Do đó, cách xử trí tốt là bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
2.6. Rối loạn mô liên kết
Các bệnh về rối loạn mô liên kết như viêm khớp dạng thấp có thể gây sốt cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau xương khớp, tê bì chân tay,...
2.7. Căng thẳng
Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng vào ban ngày có thể gây nên những cơn sốt về ban đêm. Bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để cơ thể không bị mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng.
3. Cách xử trí khi sốt cao ban đêm
Tình trạng sốt về đêm nếu không xử trí sớm và kịp thời có thể gây ra những rủi ro lớn cho sức khoẻ, nhất là đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, khi bị sốt về đêm, bạn cần hạ sốt cho người bệnh trước khi tìm ra nguyên nhân gây ra cơ sốt. Một số phương pháp giúp hạ sốt tạm thời cho người bệnh như:
- Sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp cho từng người bệnh.
- Cao dán hạ sốt
- Khoảng 15 phút một lần cần đo thân nhiệt cho người bệnh vào ban đêm và 30 phút/lần vào ban ngày. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể của người bệnh chính xác nhất, từ đó tìm ra phương pháp hạ sốt kịp thời và đúng lúc.
- Chườm khăn ấm cho người bệnh để hạ thân nhiệt.
- Sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn kèm lau người bằng khăn ấm sẽ giúp bệnh nhân hạ sốt phần nào.
- Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc đá để chườm. Điều này không đem lại tác dụng hạ sốt mà ngược lại còn khiến bệnh nhân bị cảm lạnh.
- Để người bệnh mặc quần áo thoáng mát để việc tiết mồ hôi thuận lợi hơn.
- Không nên đóng cửa phòng kín mít, cần mở cửa sổ để tạo sự thông thoáng.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng và tránh mất nước khi sốt cao.
- Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc hạ sốt tuỳ tiện, không rõ nguồn gốc. Như vậy trẻ sẽ tăng nguy cơ bị kháng kháng sinh.
- Nếu người bệnh không hạ sốt, thậm chí còn kèm theo các triệu chứng như co giật thì cần được đi khám bác sĩ để được điều trị sớm.
Hy vọng với những thông tin đã giúp độc giả giải đáp thắc mắc “Vì sao bạn hay sốt cao về đêm?”. Đồng thời bạn sẽ có những biện pháp giúp hạ sốt an toàn, đúng cách.
- Trẻ 9 tháng tuổi sốt cao khi bị viêm phổi có sao không?
- Trẻ sốt cao kèm có vết đỏ ở chân là bệnh gì?
- Bé 5 tuổi bị ho, sốt cao, co giật có phải dấu hiệu bệnh bại liệt không?