17-01-2024 10:36

Vì sao bạn hay bị sởn gai ốc?

Vì sao bạn hay bị sởn gai ốc?

Sởn da gà là tình trạng bất cứ ai cũng đã từng trải qua từ khi còn bé đến lúc trưởng thành. Đa số các trường hợp này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và không gây nên các ảnh hưởng gì. Tuy nhiên sởn da gà khi mang thai lại được các chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý.

1. Sởn da gà là gì?

Sởn da gà hay còn được gọi là nổi gai ốc là tình trạng cơ thể phản ứng tự nhiên với các tác động bên ngoài như: Bị cảm lạnh, phấn khích quá mức, tức giận, tắm nước lạnh... Lúc đó, da bạn sẽ xuất hiện các nốt nổi tròn do chân lông tự co thắt, dính liền với mỗi sợi lông. Các nang lông cắm sâu vào da và nằm trong một bao.

Nổi da gà thường xuất hiện nhiều nhất trên cánh tay, chân, cổ... Thông thường tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sẽ tự động biến mất khi các triệu chứng này hết.

Mẹ bầu là đối tượng rất dễ bị sởn gai ốc. Đó có thể là triệu chứng của một loại bệnh lý hoặc sinh lý bình thường. Do đó, bà bầu khi xuất hiện tình trạng này không nên chủ quan mà cần được đi khám bác sĩ.

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc Pfizerpen ở nhà
Nếu bà bầu xuất hiện tình trạng sởn gai ốc thì không nên chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ

2. Nguyên nhân gây sởn gai ốc

2.1. Thiếu máu

Phụ nữ mang thai hoặc trẻ em, trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu máu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sởn da gà. Nếu bạn xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: Đau ngực, đuối sức, rối loạn nhịp tim cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh hiệu quả.

2.2. Ốm nghén

Tình trạng ốm nghén khiến sản phụ xuất hiện kèm tình trạng sởn da gà và thân nhiệt thấp gây nên ớn lạnh.

2.3. Nhiễm trùng

Sởn da gà khi mang thai là một triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng, do đó bạn không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ để được thăm khám. Một số bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng người bệnh bị đau rát đường tiết niệu do sự xâm nhập của vi khuẩn. Theo nghiên cứu có khoảng hơn 10% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Mẹ bầu cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để được điều trị dứt điểm.
  • Nhiễm trùng hô hấp trên: Đây là bệnh lý rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai do đường hô hấp bị vi khuẩn, virus tấn công. Các triệu chứng cho thấy bạn đã mắc phải bệnh nhiễm trùng hô hấp trên là: Đau rát họng, sổ mũi, ho...
  • Nhiễm trùng ối: Đây là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Nhiễm trùng ối gây nên các triệu chứng ớn lạnh, sởn da gà, dịch âm đạo tiết nhiều, tim đập nhanh,..
  • Nhiễm virus hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, nôn ói. Vì thế mẹ bầu dễ bị mất nước, suy kiệt sức khỏe, mệt mỏi...

2.4. Thân nhiệt cao

Thân nhiệt mẹ bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ thường cao hơn một chút. Nhiệt độ cao này có thể khiến bạn phản ứng với không khí xung quanh vì lúc này cơ thể bạn sẽ bị đánh lừa rằng nhiệt độ của nó thấp hơn môi trường.

Tình trạng này khiến mẹ bầu xuất hiện cảm giác ớn lạnh. Nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng kết thúc và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ bà bầu hoặc thai nhi.

Ốm nghén là nguyên nhân chủ yếu khiến thai phụ không tăng cân
Tình trạng ốm nghén khiến sản phụ xuất hiện kèm tình trạng sởn da gà và thân nhiệt thấp gây nên ớn lạnh

3. Xử trí sởn da gà khi mang thai

Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng bị sởn gai ốc, nhất là sởn da gà khi mang thai:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn bằng cách có những giấc ngủ ngon, nghe nhạc, đi bộ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên đặc biệt tránh để trạng thái căng thẳng kéo dài.
  • Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên được bổ sung sắt đầy đủ. Bởi sắt sẽ giúp sản phụ chống lạnh, giữ ấm cơ thể. Một số thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung để tăng cường khoáng chất này như: Thịt bò, lòng đỏ trứng... Trường hợp, thực phẩm không bổ sung đủ sắt, bạn có thể uống viên sắt bổ sung.
  • Mặc đủ ấm giúp cơ thể không bị quá lạnh và tránh để điều hoà thổi trực tiếp vào cơ thể.
  • Duy trì tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể để tăng thân nhiệt, hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng ớn lạnh, sởn da gà. Sản phụ có thể đi bộ hoặc tập yoga nhẹ nhàng.
  • Kiểm soát các thực phẩm mình đã nạp vào cơ thể: Mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ về chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tránh rối loạn nhiệt độ cơ thể. Phụ nữ mang thai cần bổ sung hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,... Hạn chế hoặc tránh các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, iot...

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn lý giải được nguyên nhân gây ra tình trạng sởn gai ốc. Nhất là đối với mẹ bầu, hy vọng bạn đã nắm được những lưu ý để cải thiện tình trạng này.

XEM THÊM:
  • 7 điều khó ưa thường gặp khi mang thai
  • Ốm nghén thường nặng nhất vào giai đoạn nào?
  • Bà bầu đi xe ô tô đường dài có an toàn không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan