17-01-2024 11:35

Vi chất dinh dưỡng và bệnh tiêu chảy

Vi chất dinh dưỡng và bệnh tiêu chảy

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bổ sung vitamin A được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo để giảm gánh nặng bệnh tật ở trẻ em. Một phương pháp có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em đó là bổ sung vi chất dinh dưỡng dự phòng. Kẽm là một phần hướng dẫn tiêu chuẩn để điều trị bệnh tiêu chảy, nhưng vai trò của kẽm và các vi chất dinh dưỡng trong việc ngăn ngừa bệnh tiêu chảy vẫn chưa được khẳng định một cách chắc chắn.

1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là tình trạng thường xuyên đi ngoài phân lỏng. Hầu hết trẻ em đều bị tiêu chảy ít nhất một lần, tình trạng này thường không kéo dài và thường được điều trị khỏi một cách đơn giản.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể trầm trọng hơn do suy dinh dưỡng thiếu vi chất.

Tiêu chảy thường do nhiễm trùng đường ruột. Vi trùng gây ra nhiễm trùng là:

  • Vi rút: Là nguyên nhân phổ biến nhất. Viêm dạ dày ruột do vi rút là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Nó gây tiêu chảy, thường xuyên buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày, nhưng trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) không thể uống đủ chất lỏng nên có thể bị mất nước.

Rotavirus ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và có thể gây tiêu chảy. Các đợt bùng phát phổ biến hơn vào những tháng mùa đông và đầu mùa xuân, đặc biệt là ở các trung tâm chăm sóc trẻ em. Các vắc-xin rotavirus có thể bảo vệ trẻ em khỏi bệnh này.

Enterovirus như coxsackievirus cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là trong những tháng mùa hè.

  • Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn khác nhau có thể gây tiêu chảy, bao gồm E. coli, Salmonella, Campylobacter và Shigella. Những vi khuẩn này thường là nguyên nhân gây ra các trường hợp "ngộ độc thực phẩm", có thể gây tiêu chảy và nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi bị nhiễm bệnh.
  • Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em bao gồm bệnh giardiasis và bệnh cryptosporidiosis.

Đôi khi trẻ em có thể bị tiêu chảy do:

  • Chế độ ăn nhiều đường.
  • Dị ứng thực phẩm
  • Không dung nạp lactose
  • Các bệnh về ruột như là bệnh celiac và bệnh viêm ruột (như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng).

Tiêu chảy do virus sẽ tự khỏi. Hầu hết trẻ em bị tiêu chảy do vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ký sinh trùng luôn cần được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.

Trẻ không bị nôn hay không bị mất nước có thể tiếp tục ăn uống hoặc bú mẹ như bình thường. Duy trì một chế độ ăn uống bình thường thậm chí có thể giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy. Bạn có thể cho trẻ ăn những phần thức ăn nhỏ hơn cho đến khi hết tiêu chảy.

Đừng cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy không kê đơn trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn làm như vậy.

bệnh tiêu chảy ở trẻ
Bệnh tiêu chảy ở trẻ do vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh

2. Vi chất dinh dưỡng và bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Hiệu quả của kẽm kết hợp với vitamin A hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng trong việc ngăn ngừa tiêu chảy chưa rõ ràng ở các nước châu Phi có tỷ lệ trẻ em nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) cao.

Chính vì vậy một nghiên cứu đã được thực hiện với mục tiêu là xác định xem bổ sung kẽm hoặc kẽm cộng với đa vi chất dinh dưỡng và vitamin A có làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy hay không, liệu điều này có khác nhau giữa các tầng lớp trẻ em thấp còi hay nhiễm HIV hay không.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng về việc bổ sung vi chất dinh dưỡng dự phòng cho trẻ từ 6–24 tháng tuổi. Ba nhóm trẻ em bao gồm:

  • Nhóm 1 gồm: 32 trẻ em nhiễm HIV.
  • Nhóm 2 gồm: 154 trẻ em không nhiễm HIV sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV.
  • Nhóm 3 gồm: 187 trẻ em không nhiễm HIV sinh ra từ bà mẹ không nhiễm HIV.

Cả ba nhóm này được cho uống vitamin A, vitamin A cộng với kẽm hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A và kẽm. Kết quả chính là tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy sau khi bổ sung vi chất dinh dưỡng. Các phân tích phân tầng theo sau kiểm tra tương tác thống kê giữa can thiệp và suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Ba nhóm vi chất dinh dưỡng được sử dụng trong nghiên cứu này là:

  • Vitamin A hàng ngày.
  • Vitamin A hàng ngày và kẽm.
  • Đa vi chất dinh dưỡng hàng ngày, bao gồm cả vitamin A và kẽm.

Ba nhóm trẻ em là trẻ em nhiễm HIV, trẻ em không nhiễm HIV sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và trẻ em không bị nhiễm được sinh ra từ bà mẹ không nhiễm HIV. Việc bổ sung bắt đầu từ 6 tháng tuổi và tiếp tục trong 18 tháng.

Mỗi loại trong số ba chất dinh dưỡng bổ sung đều ở dạng viên nén, được nghiền thành thức ăn. Mỗi loại chứa 1250 IU vitamin A. Hai trong số ba loại thực phẩm bổ sung chứa 10mg kẽm dưới dạng kẽm gluconat.

Chất bổ sung đa vi chất dinh dưỡng có hàm lượng tương tự với hàm lượng được sử dụng trong các thử nghiệm quốc tế khác. Ngoài vitamin A và kẽm, nó chứa 0,5 mg mỗi vitamin B1, B2 và B6; 0,9 μg vitamin B12; 35 mg vitamin C; 5 μg vitamin D; 6 mg vitamin E; 10 μg vitamin K; 0,6 mg đồng; 150 μg folate; 50 μg iốt; 10 mg sắt dưới dạng fumarate đen và 6 mg niacin.

Viên nén được sản xuất bởi Hersil Ltd (Lima, Peru) và được đóng gói trong vỉ 7 viên. Tất cả các chất bổ sung có hương vị, hình thức, màu sắc và kết cấu tương tự nhau.

bệnh tiêu chảy ở trẻ
Bổ sung kẽm thường xuyên làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tiêu chảy ở trẻ

Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tiêu chảy tổng thể giữa các nhóm điều trị. Tuy nhiên, so với vitamin A đơn thuần, việc bổ sung kẽm hoặc kẽm và nhiều vi chất dinh dưỡng đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em thấp còi ở nông thôn Nam Phi. Hiệu quả của việc bổ sung kẽm ở trẻ nhiễm HIV cần được xác nhận trong các nghiên cứu đại diện cho mức độ nghiêm trọng của bệnh và các nhóm tuổi.

Nghiên cứu khác cho thấy bổ sung vitamin A 6 tháng một lần làm giảm 23% tỷ lệ tử vong ở trẻ 6 - 59 tháng tuổi và giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy nói chung.

Khi được sử dụng để điều trị tiêu chảy, vitamin A dường như không ảnh hưởng đến thời gian của đợt tiêu chảy và không được khuyến cáo để điều trị tiêu chảy thông thường.

Việc bổ sung kẽm thường xuyên đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do tiêu chảy, tuy nhiên các khuyến cáo theo chương trình toàn cầu về việc bổ sung kẽm dự phòng vẫn chưa được đưa ra.

Bổ sung kẽm ngắn hạn hàng ngày giúp rút ngắn thời gian (giảm 15% -24%), mức độ nghiêm trọng của đợt bệnh và hiện được khuyến cáo để điều trị tất cả các đợt tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Việc bổ sung axit folic dường như không có hiệu quả trong việc phòng ngừa hoặc điều trị bệnh tiêu chảy.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:
  • Uống vitamin C có nóng không?
  • Sau điều trị Covid: Ăn gì để hồi phục?
  • Bảng nhu cầu khuyến nghị vitamin và chất khoáng trong khẩu phần 1 ngày của Viện dinh dưỡng

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan