17-01-2024 22:15

Vết thương khâu bị đau nhức có phải bị nhiễm trùng?

Vết thương khâu bị đau nhức có phải bị nhiễm trùng?

Một số vết thương hở được bác sĩ chỉ định khâu để giúp vết thương sớm lành hơn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, vết thương khâu bị đau nhức. Câu hỏi đặt ra là đau nhức vết khâu có phải là 1 triệu chứng của nhiễm trùng hay không?

1. Tổng quan về phương pháp khâu vết thương

Vết thương là tình trạng tổn thương mô mềm do chấn thương hoặc do những nguyên nhân khác. Khâu vết thương là thao tác giúp phục hồi những tổn thương đó. Chỉ định khâu vết thương khi: Khâu phục hồi cho những vết thương bị rách da và tổ chức dưới da, niêm mạc.

Các bước thực hiện khâu vết thương là:

  • Sát trùng vết thương bằng nước muối sinh lý NaCl 9% và dung dịch Betadin;
  • Thực hiện gây tê tại chỗ;
  • Làm sạch vết thương, lấy bỏ dị vật như đá, cát, kim loại,...;
  • Cắt lọc và cầm máu vết thương;
  • Khâu phục hồi vết thương theo từng lớp giải phẫu;
  • Sát khuẩn, băng ép ngoài vết thương;
  • Kê toa thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và tiêm phòng uốn ván.

Lưu ý khi khâu vết thương:

  • Trong quá trình thực hiện, người bệnh được theo dõi liên tục về tình trạng sức khỏe thông qua huyết áp, mạch, nhiệt độ;
  • Người bệnh cần biết trước thông tin về những công việc sẽ thực hiện để chuẩn bị tốt tâm lý;
  • Bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, hợp tác tốt trong quá trình thực hiện thủ thuật khâu vết thương để thu được kết quả điều trị tốt nhất.

Sau khi khâu vết thương, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng vết thương: Do nhiều nguyên nhân như chăm sóc vết thương không tốt, vết thương vẫn còn dị vật, liên quan tới bệnh lý toàn thân của người bệnh;
  • Phản ứng dị ứng với thuốc tê, thuốc sát khuẩn, chỉ khâu, thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau;
  • Vết thương lành nhưng còn sẹo xấu, co kéo do trước đó vết thương bị nhiễm trùng, dập nát nhiều, khuyết hổng mất tổ chức,... nên phải cắt lọc nhiều mô, xử lý sẹo xấu.

2. Vết thương khâu bị đau nhức có phải là triệu chứng nhiễm trùng?

Vết thương ngoài da như bỏng, xây xát, trầy xước,... tuy đã được khâu nhưng vẫn có nguy cơ cao bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập, dễ dẫn tới nhiễm trùng. Khi vết thương đã khâu bị nhiễm khuẩn thì ở vết thương thường có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

  • Xung quanh vết thương bị sưng đỏ kéo dài: Vùng da quanh vết thương có thể bị đỏ, đôi khi hơi đau hoặc thậm chí nhìn thấy các mô bên trong. Đây là những dấu hiệu mà bệnh nhân cần chú ý vì nó có thể là biểu hiện vết thương đang lành lại nhưng cũng có thể là triệu chứng cho thấy vết thương đang diễn biến nặng hơn. Tình trạng vết thương sưng đỏ kéo dài và ngày càng lan rộng có thể là dấu hiệu sớm cho thấy vết thương bị nhiễm trùng;
  • Đau nhức kéo dài: Tất nhiên việc vết thương bị rách và phải khâu sẽ khiến bệnh nhân bị đau. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức vết khâu diễn biến bất thường hoặc nặng hơn (thay vì đỡ đau dần) thì người bệnh nên đi gặp bác sĩ vì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Dịch chảy ra từ vết khâu có mùi lạ hoặc màu xanh: Nếu vết thương bị chảy mủ thì người bệnh cần quan tâm về mùi và màu sắc của mủ. Nếu mủ chảy từ vết thương có màu xanh lá cây, có mùi khó chịu thì đó là dấu hiệu gần như chắc chắn rằng vết khâu đã bị nhiễm trùng. Nhưng nếu có mủ có màu vàng thì người bệnh không cần quá lo lắng vì đây là các mô hạt. Điều này cho thấy quá trình làm lành vết thương đang diễn ra bình thường.

Như vậy, vết thương khâu bị đau nhức là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy nó đã bị nhiễm trùng.

Ngoài những triệu chứng tại vết thương, dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu còn gồm: Cảm giác như mình bị ốm. Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng, cơ thể sẽ trở thành 1 hệ thống bảo vệ lớn nhất, các triệu chứng sẽ xuất hiện như sốt, khó chịu, buồn nôn, rối loạn ý thức,... Mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Nếu bệnh nhân cảm thấy sức khỏe mình xấu đi sau khi khâu vết thương thì nên đi gặp bác sĩ để đánh giá lại vết thương và các triệu chứng cụ thể.

3. Cách xử lý, chăm sóc vết thương khâu khi bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng ngoài da có thể trở thành 1 mối nguy nghiêm trọng, đặc biệt là khi nhiễm vi khuẩn staph. Đây là loại nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn staphylococcus - 1 loại vi khuẩn vốn tồn tại trên da của những người khỏe mạnh. Thông thường, nếu da không bị thương thì vi khuẩn này không gây nhiễm trùng. Vi khuẩn chỉ thực sự nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng nếu bệnh nhân bị thương, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sản xuất độc tố trong máu.

Một trong những tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn staph gây ra chính là tình trạng viêm mô tế bào. Biểu hiện của tình trạng này là vết thương bị đau nhức, sưng, đỏ hoặc chảy mủ - thường xuất hiện ở chân hoặc bàn chân. Ngoài ra, bệnh chốc lở cũng là 1 tình trạng nhiễm trùng da khác do loại vi khuẩn này. Đây là căn bệnh dễ lây lan, gây ra triệu chứng phát ban đau đớn và thường để lại những nốt mụn nước lớn, gây chảy mủ.

Khi xuất hiện những dấu hiệu kể trên, người bệnh nên đi gặp bác sĩ, đặc biệt là khi nghi ngờ vết thương đang có diễn biến xấu đi. Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thực hiện các thủ thuật dẫn lưu mủ dưới da để cải thiện tình trạng bệnh.

4. Biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi khâu vết thương

Để tránh tình trạng vết thương khâu bị đau nhức, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo xấu, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Uống thuốc, chăm sóc vết thương đúng theo chỉ định chi tiết của bác sĩ;
  • Giữ gìn vệ sinh cho vết thương, thực hiện thay băng gạc hằng ngày;
  • Tránh ăn thịt gà, rau muống, thịt bò, hải sản, tôm cua,... cho tới khi vết thương hoàn toàn lành lại (để tránh tạo sẹo);
  • Vết thương được cắt chỉ sau 5 - 7 ngày. Sau khi cắt chỉ, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc ngăn ngừa sẹo như Dermatix Ultra-Gel, Scar Esthetique,...;
  • Khi vết thương khô lại, hãy để vảy tự bong, không nên dùng tay bóc. Bệnh nhân cũng không nên sờ, gãi nhiều khi vết thương lên da non và bong vảy;
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn với bác sĩ hoặc khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác;
  • Tiêm ngừa uốn ván nếu người bệnh chưa được tiêm dự phòng.

Vết thương khâu bị đau nhức là một trong những biểu hiện điển hình của tình trạng nhiễm trùng. Do đó, nếu bị đau nhức vết khâu, sưng đỏ, đi kèm với những triệu chứng như chảy mủ xanh với mùi hôi, bị sốt,... thì người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời.

XEM THÊM:
  • Công dụng thuốc Sulfar
  • Có được bôi nghệ tươi vào vết thương? Cách bôi nghệ tươi vào vết thương
  • Vết thương lên da non bôi thuốc gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan