17-01-2024 11:37

Vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh, phải làm sao?

Vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh, phải làm sao?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Liên Anh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vàng da trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng làm quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa không thể xảy ra dẫn đến tình trạng vàng da, càng nhiều bilirubin dư thừa thì quá trình vàng da tăng bilirubin ở trẻ càng kéo dài.

Vàng da kéo dài là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da đến trên 1 tuần (mặc dù trẻ sinh đủ tháng) hay trên 2 - 3 tuần (đối với trẻ đẻ non trước 37 tuần thai). Trường hợp này cần được khám vàng da và có cách trị vàng da cụ thể được chỉ định từ bác sĩ.

Nguyên nhân vàng da trẻ sơ sinh kéo dài thường do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy. Khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này, nhưng sau khi sinh cơ thể trẻ phải tự gánh vác trong khi cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.

Biểu hiện đầu tiên của vàng da trẻ sơ sinh là màu vàng ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể. Mức độ bilirubin thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Mẹ có thể khám vàng da cho trẻ bằng cách dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, khiến vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da trẻ sơ sinh.

Hầu hết các trường hợp vàng da trẻ sơ sinh là bình thường, nhưng đôi khi vàng da trẻ sơ sinh có thể chỉ ra những bệnh khác. Vàng da trẻ sơ sinh nặng cũng làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

Với những trẻ có nồng độ bilirubin ở mức cao có thể làm tăng nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da (hoặc ít nhất là 8 đến 12 giờ) trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất viện.

Vàng da trẻ sơ sinh nhẹ thường sẽ tự khỏi khi gan trẻ bắt đầu trưởng thành. Cho ăn thường xuyên (từ 8 đến 12 lần một ngày) sẽ giúp trẻ truyền bilirubin qua cơ thể. Vàng da trẻ sơ sinh nặng hơn có thể cần các cách trị vàng da khác. Quang trị liệu là một trong những cách trị vàng da phổ biến và có hiệu quả cao, sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể trẻ.

Khi trẻ có dấu hiệu vàng da kéo dài không dứt hay cơ thể trẻ bị vàng da bất thường, có thể bị vàng da nhạt, vàng đậm, vàng nâu... thì nên đi thăm khám sức khỏe để có để đánh giá chính xác nguyên nhân gây vàng da trẻ sơ sinh. Không nên để bệnh vàng da trẻ sơ sinh kéo dài hoặc dùng những cách chữa mẹo, chữa dân gian thiếu cơ sở không những không khỏi bệnh mà có thể gây cản trở quá trình điều trị về sau.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây
XEM THÊM:
  • Hướng dẫn chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
  • Trẻ bị vàng da chiếu đèn như nào mới hiệu quả?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan