17-01-2024 10:31

Vai trò của rối loạn vi sinh vật trong cơ chế bệnh sinh của viêm thực quản tăng Esinophil

Vai trò của rối loạn vi sinh vật trong cơ chế bệnh sinh của viêm thực quản tăng Esinophil

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Cơ chế bệnh sinh viêm thực quản tăng Esinophil là một bệnh mãn tính qua trung gian miễn dịch của thực quản, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan rõ rệt để đáp ứng với tế bào T helper type 2 (Th2). Các yếu tố như di truyền, môi trường, chất gây dị ứng và rối loạn vi khuẩn đường ruột đã được xác định là tác nhân gây ra bệnh mãn tính.

Dysbiosis là một thuật ngữ bao gồm sự thay đổi trong thành phần của hệ vi sinh vật kết hợp so với thành phần được tìm thấy ở những người khỏe mạnh. Khi phân biệt quần xã sinh vật của một thực quản khỏe mạnh bình thường với các trạng thái bệnh rối loạn sinh học, như viêm thực quản trào ngược, viêm thực quản tăng esinophil, Barrett thực quản hoặc ung thư biểu mô tuyến thực quản, rõ ràng là chứng rối loạn sinh học có thể xảy ra trước tình trạng viêm. Các sản phẩm vi khuẩn Gram âm kích hoạt thụ thể Toll-like-receptor có trên tế bào nội mô thực quản gây ra một đợt viêm, dẫn đến giãn cơ vòng thực quản dưới ở hạ lưu. Prevotella được tìm thấy nhiều hơn ở thực quản xa bị rối loạn sinh học, đã được chứng minh là nơi sản xuất chính của lipopolysaccharide, góp phần kích hoạt thụ thể Toll-like-receptor.

1. Viêm thực quản tăng Esinophil (EoE) do rối loạn vi khuẩn đường ruột

Cơ chế bệnh sinh viêm EoE là một bệnh mãn tính qua trung gian miễn dịch của thực quản, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan rõ rệt để đáp ứng với tế bào T helper type 2 (Th2). Các yếu tố như di truyền, môi trường, chất gây dị ứng và rối loạn vi khuẩn đường ruột đã được xác định là tác nhân gây ra bệnh mãn tính.

Một số gen đã được xác định là những yếu tố góp phần tạo nên EoE, bao gồm lymphopoietin mô đệm (TSLP), calpain 14 (CAPN14), vi sinh vật thực quản SY, LRRC32, STAT6 và ANKRD27. Trong số các gen đã xác định, TSLP dường như là yếu tố chính gây ra tình trạng này, vì nó được kích hoạt bởi các tế bào biểu mô và gây ra sự biệt hóa Th2.

Các chất dị ứng khác nhau cũng gây ra một loạt triệu chứng làm tăng các dấu hiệu viêm, như IL-5 và IL-13, tạo ra một con đường viêm tiềm ẩn của EoE. Ngoài yếu tố di truyền và tiếp xúc với môi trường, rối loạn vi khuẩn đường ruột của thực quản được xem là một chất trung gian tác động trong quá trình sinh bệnh EoE.

Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trong trong bệnh viêm ruột
Rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể tác động đến quá trình bị bệnh viêm thực quản tăng Esinophil

2. Vai trò của hệ vi sinh vật

Phân tích hệ vi sinh vật ở EoE đã báo cáo sự gia tăng của vi khuẩn proteobacteria, đặc biệt là Neisseria spp. và Corynebacterium spp., ở trẻ em có EoE hoạt động. Nghiên cứu này kết hợp với bằng chứng về sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột do sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh và sinh mổ, hỗ trợ thêm rằng chứng loạn khuẩn trong hệ vi sinh vật ở người có vai trò trong EoE.

Phân tích bằng một bài kiểm tra chuỗi thực quản để đánh giá hệ vi sinh vật của trẻ em và người lớn có EoE hoạt động cho thấy, lượng vi khuẩn Haemophilus spp dồi dào hơn. Đáng chú ý, cũng có sự giảm các đơn vị phân loại cụ thể của Clostridia ở những bệnh nhân có EoE hoạt động. Ở những con chuột được điều trị bằng thuốc kháng sinh, việc bổ sung hệ vi sinh vật chứa Clostridia ngăn ngừa sự nhạy cảm với một chất gây dị ứng thực phẩm cụ thể. Sự cảm ứng IL-22 bởi các tế bào lymphoid bẩm sinh có liên quan đến thụ thể RAR và tế bào T trong lớp đệm ruột, được đề xuất như là cơ chế ngăn chặn nhạy cảm với chất gây dị ứng thực phẩm. Các bằng chứng gần đây cho thấy, vi sinh vật thực quản có thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh của EoE và đại diện cho các phương pháp điều trị mới.

3. Kết luận

Vi sinh vật thực quản đóng một vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của bệnh thực quản. Rối loạn vi khuẩn đường ruột có thể góp phần vào trạng thái tiền viêm, qua trung gian cytokine, bắt đầu ở lớp dưới niêm mạc. Hậu quả gây bệnh, ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản, trước đây được cho là vì tổn thương niêm mạc do axit, nhưng hiện nay có vẻ là do đa yếu tố, trong đó vi sinh vật thực quản đóng vai trò chính. Hệ thực vật cụ thể gần đây đã được xác định có thể đóng một vai trò gây bệnh trong quá trình này.

Tài liệu tham khảo:
D'Souza SM, Houston K, Keenan L, Yoo BS, Parekh PJ, Johnson DA. Role of microbial dysbiosis in the pathogenesis of esophageal mucosal disease: A paradigm shift from acid to bacteria? World J Gastroenterol 2021; 27(18): 2054-2072 [DOI: 10.3748/wjg.v27.i18.2054]

XEM THÊM:
  • Vai trò của rối loạn vi sinh vật trong cơ chế bệnh sinh của viêm thực quản tăng Esinophil
  • Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong bệnh lý loạn sản Barrett thực quản và ung thư biểu mô tuyến thực quản giai đoạn sớm
  • Tràn dịch dạ dày có nguy hiểm không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan