Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Hoàng Ngọc Anh - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Cơ thể con người hoạt động được là nhờ tuyến nội tiết, nhạc trưởng của tuyến nội tiết chính là buồng tuyến yên - là một cấu trúc nhỏ nằm giữa cấu trúc não, trung tâm điều khiển tất cả các tuyến nội tiết trong cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục.
U tuyến yên là gì? U tuyến yên là tình trạng khối u ở tuyến yên tăng tiết prolactin hoặc u tiết prolactin. Đây là tình trạng khối u nằm ở tuyến yên tạo ra quá nhiều prolactin. Đây là bệnh phổ biến nhất của u nội tiết tố có thể phát triển trong tuyến yên. U tuyến yên có nguy hiểm không?
Thường người bệnh sẽ phát hiện u tuyến yên một cách tình cờ hoặc đi khám khi có triệu chứng.
U tuyến yên có 2 thùy: Thùy trước và thùy sau. Thông thường, thùy phát triển nhanh thành u tuyến yên là thùy trước, chèn vào cấu trúc thùy sau làm ảnh hưởng đến nội tiết tuyến yên. Đặc điểm của u tuyến yên là lành tính, ít khi chuyển sang ác tính, chia làm 2 loại là u chế tiết và u không chế tiết.
Bệnh u tuyến yên sẽ khiến tăng áp lực do khối u tuyến yên gây nên bao gồm các triệu chứng như đau đầu, cảm thấy có thể nặng nề, giảm thị lực, giảm tầm nhìn ngoại vi, thay đổi hormone do tuyến yên sản xuất ra, tăng hoạt động tuyến yên...U tuyến yên cũng sẽ gây ra các biến chứng suy tuyến yên, các triệu chứng khá nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh như:
- Khối u tuyến yên lớn sẽ làm suy giảm chức năng sản xuất hormone, gây thiếu hormone cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường;
- Khối u gây tăng tiết hormon tuyến vỏ thượng thận ACTH;
- Khối u tuyến yên gây tăng tiết hormone tăng trưởng;
- Khối u gây tiết hormone prolactin, dẫn đến sự giảm lượng hormone sinh dục ở cả nam và nữ giới;
- Khối u tuyến yên gây tiết hormon tuyến giáp.
Hiện nay, đã có nhiều lựa chọn điều trị cho người bệnh khi mắc bệnh u tuyến yên. Người bệnh có thể loại bỏ khối u, kiểm soát sự phát triển khối u, kiểm soát lượng hormone trong cơ thể bằng cách dùng thuốc, hoặc chờ đợi điều trị theo theo dõi, chỉ định của bác sĩ khi thực sự cần thiết và hiệu quả.
Để điều trị hiệu quả u tuyến yên, các chỉ định điều trị của bác sĩ đối với người bệnh sẽ dựa trên kết quả khám, loại khối u kích thước khối u, sự phát triển của khối u trong não, cũng như tuổi và tình trạng sức khỏe của của người bệnh. Các phương pháp điều trị phổi biến hiện nay như phẫu thuật, xạ trị, dùng thuốc, hoặc phối kết hợp các biện pháp điều trị này để giúp tuyến yên trở lại chức năng sản xuất hormone bình thường.
- Rậm lông bất thường cảnh báo bệnh gì?
- Vai trò của tuyến thượng thận trong hệ thống nội tiết
- Vận động quá sức có hại thế nào?