Mục lục
- 1. 1. U nang buồng trứng là gì?
- 2. 2. U nang và ung thư
- 3. 3. U nang buồng trứng bệnh lý
- 4. 4. Ung thư buồng trứng
- 5. 5. Ung thư biểu mô buồng trứng
- 6. 6. Triệu chứng của u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng
- 7. 7. Chẩn đoán
- 8. 8. Điều trị
- 9. 9. Theo dõi sát
- 10. 10. Thuốc
- 11. 11. Cân nhắc phẫu thuật
- 12. Đánh giá
Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu - Trung tâm Ung bướu Xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại và thường tự khỏi mà không cần điều trị gì. Hiếm khi, một số loại u nang buồng trứng có thể phát triển thành ung thư buồng trứng. Tuy vậy nguy cơ u nang trở thành ung thư cao hơn ở những người bước vào thời kỳ mãn kinh. Bài dưới đây đề cập đến các u nang buồng trứng và giải thích làm thế nào đôi khi chúng có thể phát triển thành ung thư.
1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là túi chất lỏng phát triển trong hoặc trên buồng trứng. Buồng trứng thuộc hệ thống sinh sản nữ. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng giải phóng ra một quả trứng, hoặc noãn. Quá trình này được gọi là rụng trứng. Buồng trứng cũng sản xuất ra hormone sinh dục nữ được gọi estrogen và progesterone.
U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng có thể phát triển trong hoặc trên buồng trứng. Các u nang thường lành tính, có nghĩa là chúng không phải là ung thư và có thể mất đi mà không cần điều trị. U nang buồng trứng tương đối phổ biến ở những người có chu kỳ đều đặn vì u nang nhỏ có thể phát triển tự nhiên như là một phần của chu kỳ kinh nguyệt.
Các u nang buồng trứng phát triển do rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt được gọi là u nang buồng trứng chức năng. U nang buồng trứng thường không phải là ung thư và không gây ra triệu chứng. Thường thì u nang được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ.
2. U nang và ung thư
U nang buồng trứng ít có khả năng hình thành trong giai đoạn còn kinh nguyệt. Thời kỳ mãn kinh đánh dấu giai đoạn của người phụ nữ khi họ ngừng có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu u nang được hình thành sau mãn kinh, chúng lại có nguy cơ trở thành ung thư cao hơn.
3. U nang buồng trứng bệnh lý
Đôi khi, các tế bào u nang buồng trứng có thể phát triển bất thường và quá mức. Chúng được gọi là u nang buồng trứng bệnh lý. U nang buồng trứng bệnh lý đôi khi có thể là ác tính, có nghĩa là chúng có khả năng gây ung thư buồng trứng. Những người đã bước vào thời kỳ mãn kinh có nguy cơ phát triển u nang bệnh lý cao hơn.
Một số điều kiện cơ bản, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, cũng có thể gây ra u nang buồng trứng bệnh lý. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào lót tử cung xuất hiện bên ngoài tử cung, chẳng hạn như trong buồng trứng và ống dẫn trứng.
4. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng xảy ra khi các tế bào trong buồng trứng phát triển và nhân lên một cách không kiểm soát được để tạo thành khối u. Nếu không được điều trị, các tế bào khối u này có thể lan đến các mô lân cận và những nơi khác trong cơ thể.
5. Ung thư biểu mô buồng trứng
Các loại ung thư buồng trứng khác nhau có thể phát triển tùy thuộc vào phần nào của buồng trứng mà ung thư bắt đầu. Một khối u buồng trứng biểu mô là loại ung thư buồng trứng phổ biến nhất và bắt đầu từ các tế bào ở mặt ngoài của buồng trứng.
6. Triệu chứng của u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng
Những người bị u nang buồng trứng thường gặp ít hoặc không có triệu chứng. Các giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng cũng có thể không gây ra hoặc chỉ có các triệu chứng nhỏ.
- Hay bị chuột rút khi nằm
- Cảm thấy khó chịu ở bụng.
Tuy nhiên, nếu u nang buồng trứng rất lớn, vỡ hoặc làm tắc nghẽn việc cung cấp máu cho buồng trứng, nó có thể gây ra các triệu chứng tương tự như ung thư buồng trứng như:
- Đau vùng chậu, chẳng hạn như đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới
- Khó chịu ở bụng, như đầy hơi và nặng
- Cảm thấy no nhanh sau khi ăn
- Ăn mất ngon
- Hay đi tiểu thường xuyên hoặc phải đi ngay, nhanh
- Đau khi quan hệ vợ chồng
Bất cứ ai có những triệu chứng này nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
7. Chẩn đoán
Để chẩn đoán u nang buồng trứng, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm và làm một số xét nghiệm sau :
- Siêu âm qua thành bụng.
- Xét nghiệm chất chỉ điểm u CA125 ( thường tăng cao trong ung thư buồng trứng).
Tuy nhiên, không phải ai có nồng độ CA 125 cao cũng bị ung thư buồng trứng. Các điều kiện khác cũng có thể tạo ra mức độ cao của CA 125, như nhiễm trùng vùng chậu, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, trong kỳ kinh nguyệt....
8. Điều trị
Việc một người bị u nang có thể cần điều trị hay không còn tùy thuộc vào:
- Kích thước và sự xuất hiện của u nang
- Triệu chứng lâm sàng, đã mãn kinh chưa...
9. Theo dõi sát
Bác sĩ có thể đề nghị đơn giản là để mắt đến u nang ( siêu âm vùng chậu) và chờ xem nó tiến triển như thế nào mà không cần điều trị.
10. Thuốc
Đôi khi thuốc tránh thai có thể không làm giảm kích thước của u nang, nhưng có thể giúp ngăn ngừa nó trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ, người bệnh không nên tự mua uống
11. Cân nhắc phẫu thuật
Khi u có kích thước rất lớn hoặc đang phát triển, vẫn tồn tại và tồn tại sau khi dùng thuốc, hoặc đang cản trở kế hoạch sinh con của người phụ nữ, có vẻ bất thường, gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như đau.
Tùy thuộc vào loại u nang, các lựa chọn phẫu thuật có thể chỉ lấy u, cắt bỏ cả buồng trứng, tử cung...
Tóm lại : U nang buồng trứng là tương đối phổ biến và có thể hình thành tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại, không ung thư, và thông thường, không cần điều trị.
U nang buồng trứng hình thành sau khi một người bước vào thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn một chút. Bất cứ ai bị u nang buồng trứng và bắt đầu gặp các triệu chứng nghiêm trọng, dai dẳng hoặc bất thường nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị thông thường cho u nang buồng trứng là theo dõi sát. Nếu một u nang gây ra các triệu chứng khó chịu, trở thành ung thư hoặc đang cản trở việc mang thai hoặc mang thai, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, nữ giới nên đi khám phụ khoa ít nhất 1 lần/năm để chủ động tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa, tránh những hệ lụy xấu ảnh hưởng.
Nguồn: medical new today
- Thời điểm tầm soát ung thư buồng trứng
- Thời điểm tầm soát ung thư buồng trứng
- Thai ngoài tử cung: Biến chứng từ viêm ống dẫn trứng