17-01-2024 12:24

Tuổi 40 ngủ bao nhiêu là đủ cho một ngày?

Tuổi 40 ngủ bao nhiêu là đủ cho một ngày?

Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe của con người và là chỉ số sinh học chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày. Ở các độ tuổi khác nhau, thời gian ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng khác nhau. Theo đó người 40 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ cho một ngày là vấn đề được nhiều người quan tâm.

1. Thời gian ngủ lý tưởng mỗi ngày

Giấc ngủ là chỉ số sinh học chiếm trung bình khoảng 1/3 thời gian trong ngày. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ đánh giá tình trạng sức khỏe, giấc ngủ đạt tiêu chuẩn giúp duy trì cân bằng của cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ và bài tiết các chất có hại. Giấc ngủ bao gồm hai giai đoạn là ngủ nông và ngủ sâu. Trong đó giai đoạn ngủ sâu càng dài thì chất lượng giấc ngủ càng tốt. Vậy thời gian ngủ mỗi ngày bao nhiêu là đủ? và giấc ngủ vào buổi tối nên bắt đầu vào mấy giờ là tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể tỉnh táo khi thức dậy?

Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy giấc ngủ ngon, sâu giấc sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả. Theo đó, cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học cơ thể diễn ra như sau:

  • Khoảng thời gian từ 21:00 – 23:00: Bạch cầu lympho thuộc hệ miễn dịch của cơ thể đào thải chất độc của cơ thể. Vì vậy, đây là khoảng thời gian cơ thể cần được thả lỏng cả về thể chất và tinh thần bằng các hoạt động như nghe nhạc thư giãn, nằm nghỉ ngơi và bắt đầu giấc ngủ, tránh làm việc căng thẳng.
  • Khoảng thời gian từ 23:00 – 1:00: Gan đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, hấp thu triệt để các chất dinh dưỡng từ thức ăn và tham gia vào quá trình trao đổi, hấp thu chất trong cơ thể. Các chức năng trên của gan sẽ được thực hiện hiệu quả khi cơ thể đang trong trạng thái ngủ say.
  • Khoảng thời gian từ 1:00 – 3:00: Túi mật thực hiện chức năng tiêu hóa chất béo, cholesterol trong máu, thức ăn và hiệu quả hoạt động của túi mật sẽ được nâng cao khi cơ thể đang trong trạng thái ngủ say.
  • Khoảng thời gian từ 3:00 – 5:00: Đây là khoảng thời gian phổi đào thải chất độc và cơ thể con người đang trong trạng thái ngủ sâu, mơ và bắt đầu quá trình ghi nhớ.
  • Khoảng thời gian từ 5:00 – 7:00: Ruột già bài tiết các chất cặn bã và chất thải từ quá trình tiêu hóa. Đây cũng là thời gian phù hợp cho quá trình vệ sinh đại tiện để làm sạch hệ tiêu hóa, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Hoạt động của đồng hồ sinh học cơ thể cho thấy thời gian ngủ mỗi ngày nên ít nhất là 7 giờ để đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên bên cạnh đó, thời gian ngủ trung bình mỗi ngày ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau do nhu cầu năng lượng và hoạt động trao đổi chất khác nhau. Chẳng hạn như trẻ em đang ở giai đoạn phát triển nên cần nhiều thời gian ngủ để cơ thể giải phóng hormone tăng trưởng, trẻ em ở giai đoạn sơ sinh nên ngủ từ 16 – 20 giờ mỗi ngày, giấc ngủ của trẻ em dưới 14 tuổi trung bình khoảng 10 tiếng mỗi ngày. Người lớn tuổi thường sẽ khó đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ ngon hơn, vì vậy người 40 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ cho một ngày là vấn đề mà nhiều người đang quan tâm.

tuổi 40 mất ngủ
Tuổi 40 mất ngủ là vấn đề thường gặp ở môt số đối tượng

2. Tuổi 40 ngủ bao nhiêu là đủ trong một ngày?

Nghiên cứu của các nhà khoa học về mối liên hệ giữa độ tuổi và thời gian ngủ cần thiết mỗi ngày cho thấy ở tuổi 40 cần giấc ngủ khoảng 7 – 9 giờ mỗi ngày. Độ tuổi không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể mà còn tác động đến chất lượng giấc ngủ. Càng lớn tuổi con người càng khó đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu. Theo đó, người 40 tuổi mất ngủ là tình trạng xảy ra phổ biến và gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe như sau:

  • Mất ngủ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến các tình trạng như kiệt sức, khiếm thị, trầm cảm, bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, thay đổi chức năng hormone.
  • Giấc ngủ không đạt chất lượng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và ngoại hình như xuất hiện quầng thâm mắt, da trở nên xấu đi, xanh xao.
  • Giảm khả năng tập trung, dễ cáu giận, căng thẳng, stress...

3. Làm sao để có một giấc ngủ ngon?

Đối với người 40 tuổi mất ngủ nói riêng hay tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc của mọi người nói chung thì các bí quyết để có một giấc ngủ ngon là vô cùng cần thiết. Bởi chất lượng giấc ngủ tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho bạn như tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế những căng thẳng và bất ổn về tâm lý, nâng cao hiệu suất công việc, giúp làn da đẹp và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo... Một số biện pháp để có một giấc ngủ ngon có thể kể đến như sau:

  • Hạn chế uống các chất kích thích như cà phê, đặc biệt là vào thời gian từ 4 – 6 giờ trước khi đi ngủ vào buổi tối.
  • Hạn chế uống đồ uống có cồn như rượu, bia... Nhiều người gặp khó khăn về giấc ngủ, mất ngủ thường dùng đến một hoặc hai ly rượu để giúp đi vào giấc ngủ dễ hơn. Tuy nhiên, các đồ uống có cồn làm thay đổi đặc điểm cũng như chất lượng giấc ngủ. Sau khi uống khoảng 1 – 2 giờ, hàm lượng cồn trong cơ thể giảm đi có thể làm cho bạn thức giấc và cảm thấy bồi hồi. Điều này làm cho bạn rất khó để có giấc ngủ ngon trong thời gian còn lại của đêm.
  • Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ và điều độ: Bạn cần duy trì thói quen đi ngủ vào lúc 23:00 – 23:30 và dậy đúng giờ vào lúc 6:00 – 6:30. Bên cạnh đó, không gian ngủ dễ chịu như tông màu nhẹ nhàng theo sở thích, giường ngủ dễ chịu và thoải mái... sẽ đem lại cho bạn giấc ngủ ngon, sâu giấc.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Bạn nên hạn chế những thức ăn có thể làm dạ dày khó chịu như đồ ăn chiên chứa nhiều dầu, đồ ăn cay... Không ăn quá no vào buổi tối hay uống các loại đồ bổ dưỡng trước khi đi ngủ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Bạn nên thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ bằng các phương pháp như nghe nhạc thư giãn, đọc sách, ngồi thiền khoảng 15 – 30 phút. Hạn chế sử dụng điện thoại, ipad trước khi đi ngủ 30 phút.
Ngồi thiền thư giãn giúp bạn cải thiện thời gian ngủ mỗi ngày
Ngồi thiền thư giãn giúp bạn cải thiện thời gian ngủ mỗi ngày

Có thể thấy việc áp dụng một chế độ ăn đủ chất, một lối sống khoa học sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi bước vào độ tuổi này nhiều người thường gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và có những tư vấn kịp thời.

XEM THÊM:
  • Ăn trước khi ngủ: Tốt hay xấu?
  • 9 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi đi ngủ
  • Kiểm soát ngủ ngắt quãng: Ăn uống đúng cách để tạo giấc ngủ ngon

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan