17-01-2024 22:12

Tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa

Tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa

Đối với người bệnh đau thần kinh tọa, nằm không đúng cách có thể gây áp lực lên dây thần kinh bị kích thích và khiến các triệu chứng trở nặng hơn. Vậy tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa tốt nhất là gì?

1. Thế nào là đau thần kinh tọa?

Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là dây thần kinh hông to) là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Nó bắt nguồn từ tủy sống, chạy xuống phần hông và tiếp tục đi xuống từng chân.

Đau thần kinh tọa xảy ra khi có một sự tác động lên dây thần kinh này và nguyên nhân thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra.

Triệu chứng đặc trưng của đau thần kinh tọa là đau nhói dọc theo đường đi của dây thần kinh. Cơn đau có thể thay đổi từ đau nhẹ đến dữ dội và thường gặp tình trạng đau một bên.

2. Làm thế nào để có tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa tốt nhất

Để có một giấc ngủ ngon với người bệnh đau thần kinh tọa thường rất khó khăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 55% người bệnh đau lưng mãn tính phải đối mặt với chứng rối loạn giấc ngủ. Khi người bệnh nằm ở một số tư thế nhất định có thể tạo áp lực chèn ép lên dây thần kinh đang bị tổn thương và khiến bùng phát cơn đau. Vậy người bệnh đau thần kinh tọa nên nằm tư thế nào?

2.1. Nằm nghiêng và kê gối dưới thắt lưng

Bạn có thể thấy rằng khi nằm nghiêng sẽ giúp giảm đau bằng cách giảm áp lực lên dây thần kinh tọa đang bị kích thích.

  • Nằm nghiêng về bên không đau.
  • Người bệnh có thể đặt một chiếc gối nhỏ ở giữa thắt lưng và giường.

2.2. Nằm nghiêng và kẹp gối giữa hai chân

  • Đầu tiên, nằm nghiêng về bên không đau. Đặt vai xuống giường trước sau đó mới đặt phần còn lại của cơ thể lên giường.
  • Thay vì đặt gối dưới vùng thắt lưng, người bệnh co đầu gối lên một chút và kẹp gối giữa hai đùi. Tư thế này giúp giữ xương chậu và cột sống người bệnh ở vị trí cân bằng, làm giảm áp lực lên cột sống đồng thời cũng ngăn cho bàn chân người bệnh xoay trong khi ngủ, từ đó làm giảm bớt các cơn đau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kê một chiếc gối dưới thắt lưng để tư thế ngủ được vững hơn.

2.3. Tư thế bào thai

Tư thế bào thai giúp làm giãn vùng cột sống, giảm chèn ép lên rễ thần kinh tọa, từ đó có thể làm giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, một số người cũng thấy tư thế này làm trầm trọng thêm cơn đau của họ. Nếu người bệnh cảm thấy khó chịu ở tư thế bào thai, hãy thử một trong những tư thế khác.

  • Nằm nghiêng và co đầu gối lên ngực để cơ thể tạo thành chữ “C.” giống như hình dáng bào thai ở trong bụng mẹ.
  • Người bệnh cũng có thể kê kẹp một chiếc gối giữa hai đầu gối hoặc dưới thắt lưng. Động tác này giúp ngăn chặn việc xoay trở thắt lưng.

2.4. Nằm ngửa và đặt gối ở dưới đầu gối

Tư thế nằm ngửa cũng là một tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa tốt, giúp phân bổ trọng lượng cơ thể dàn đều khắp lưng. Đặt một chiếc gối dày dưới đầu gối của người bệnh có thể giúp duy trì độ cong của cột sống bằng cách làm giãn các cơ ở hông.

  • Nằm ngửa với một chiếc gối dưới đầu để nâng đỡ vùng đầu cổ.
  • Đặt một hoặc hai chiếc gối ở dưới đầu gối của bạn và đặt gót chân của người bệnh được thoải mái lên giường.

2.5. Nằm ngửa và đặt gối ở dưới thắt lưng

Đặt một chiếc khăn hoặc một chiếc gối dưới vùng thắt lưng để giúp giữ cho cột sống ở vị trí cân bằng, ngăn chặn việc xoay trở thắt lưng khi nằm ngủ và làm giảm khoảng cách giữa thắt lưng và giường.

  • Nằm ngửa với một chiếc gối đặt thoải mái sau đầu để nâng đỡ đầu và cổ.
  • Đặt một chiếc gối mỏng hoặc khăn tắm dưới lưng thắt lưng giúp giữ xương chậu ở vị trí cân bằng thoải mái.
  • Người bệnh cũng có thể kết hợp kỹ thuật này với tư thế đặt một chiếc gối ở dưới đầu gối nếu cảm thấy tư thế này thoải mái hơn.

2.6. Ngủ trên mặt phẳng cứng

Nằm trên mặt phẳng mềm có thể khiến cho cột sống của người bệnh bị uốn cong và gây đau. Do đó, nếu có thể ngủ trên giường cứng, hoặc trên tấm phản có thể giữ cho cột sống thẳng hơn.

  • Người bệnh đặt một tấm thảm mỏng như thảm tập yoga hoặc trải chiếu lên vị trí nơi bạn định ngủ.
  • Nằm xuống ở bất kỳ vị trí nào ở trên hoặc bất kỳ vị trí nào khác mà bạn thấy thoải mái.

2.7. Lưu ý tư thế cho phụ nữ có thai

Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ đang mang thai nên nằm nghiêng bên trái. Tư thế này được là tư thế lý tưởng vì giúp cho máu được lưu thông tối ưu qua tĩnh mạch chủ dưới. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng ngủ nghiêng bên trái hoặc bên phải đều an toàn như nhau cho cả bà mẹ và em bé.

Nếu phụ nữ đang mang thai phải đối mặt với chứng đau thần kinh tọa, người bệnh có thể thấy nằm nghiêng về bên không đau khi ngủ sẽ giúp giảm các triệu chứng. Đặt một chiếc gối giữa thắt lưng và giường hoặc đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối cũng có thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh tọa.

3. Tư thế ngủ cần tránh cho người bị đau thần kinh tọa

Bên cạnh những tư thế giúp giảm đau thì người bệnh cần tránh một số tư thế dưới đây làm cho tình trạng đau trở nặng hơn:

  • Nằm sấp: Khi người bệnh nằm sấp khi ngủ, cột sống có xu hướng cong về phía giường. Độ cong này có thể làm căng cơ hoặc khớp cột sống, đặc biệt trong trường hợp nằm sấp trên một tấm đệm mềm.
  • Tránh vặn cột sống hoặc hông dù nằm ở bất kỳ tư thế nào vì điều này có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa của bạn.

4. Một số phương pháp giúp làm giảm và phòng tránh đau thần kinh tọa

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để phòng ngừa và giảm đau thần kinh tọa

  • Cân nhắc các bài tập giãn cơ hoặc tập yoga. Khi người bệnh thực hành các động tác duỗi nhẹ hoặc yoga trước khi đi ngủ có thể giúp làm giãn cơ và giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Tắm nước ấm: Một số người bị đau thắt lưng thấy tắm nước ấm giúp làm dịu cơn đau của họ.
  • Thực hiện các thói quen tốt cho giấc ngủ như giữ nhiệt độ phòng ở nhiệt độ dễ chịu, đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày và tránh sử dụng caffein trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

5. Khi nào thì người bệnh đau thần kinh tọa nên đi khám bác sĩ

Nếu cơn đau không được kiểm soát sau 1 tuần thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, điều quan trọng khi đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây đau thần kinh tọa và có thể đề xuất các phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp nhất.

Đau thần kinh tọa là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và nguyên nhân thường gặp là do thoái hóa hay bệnh lý đĩa đệm, hẹp ống sống sau điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Bệnh có tiên lượng tốt nhưng hay tái phát, do đó người bệnh cần có các biện pháp bảo vệ cột sống phù hợp. Thực hiện một số tư thế nằm kể trên có thể giúp người bệnh làm giảm cơn đau, tập yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng, ngăn ngừa đau thần kinh tọa tái phát.

XEM THÊM:
  • 14 mẹo giảm đau lưng
  • Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay
  • Hẹp ống sống do dây chằng vàng

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan