17-01-2024 10:10

Trong trà có chất gì gây mất ngủ?

Trong trà có chất gì gây mất ngủ?

Trà là một loại thức uống được nhiều người ưa chuộng và sử dụng khá phổ biến. Đối với một số người nhạy cảm với trà, khi uống trà sẽ gây ra nhiều cảm giác như say trà, bồn chồn và phổ biến nhất là mất ngủ.

1. Tại sao ta lại mất ngủ vì uống trà?

Trà là một loại thức uống có những ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ. Trong trà có chất tanin, đây là một thành phần hóa học có tác dụng làm hưng phấn và tạo cảm giác thư giãn. Thế nên, với một số người thì uống trà lại khiến họ cảm thấy buồn ngủ.

Thế nhưng trong thành phần của trà lại chứa một thành phần khác là caffeine, đây là thành phần có tác dụng duy trì trạng thái tỉnh táo và tập trung. Caffeine là một dạng chất thần kinh được sử dụng nhiều nhất thế giới. Loại thành phần thường gặp phổ biến nhất là ở cà phê. Tùy theo chất lượng và từng loại trà khác nhau thì thành phần caffeine có thể dao động giữa 20 và 60mg cho mỗi 5g trà.

Theo quan niệm chung thì trà càng lên men như trà đen chẳng hạn, thì lại chứa càng nhiều caffeine. Tuy nhiên, sự thật là tất cả các loại trà có hàm lượng caffeine tương đối bằng nhau. Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong trà là loại lá. Trà được làm từ các loại lá càng già thì thành phần lại chứa càng nhiều caffeine. Và ngược lại thì lá trà càng non thì lại càng ít caffeine.

Ngoài độ già của lá thì loại hình thành phẩm của trà cũng là tác động ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong nước trà. Trà nguyên lá thường sẽ có hàm lượng caffein ít hơn trà túi lọc. Nguyên nhân là do, trà túi lọc chứa lá trà đã được nghiền nát, thế nên caffeine cũng dễ thoát ra ngoài hơn.

Trà gây mất ngủ do có chất tanin
Trà gây mất ngủ do có chất caffeine

2. Uống trà mất ngủ phải làm gì?

2.1. Tập thể dục nhẹ nhàng

Khi uống trà, bạn sẽ mất trung bình khoảng thời gian từ 4 đến 6 tiếng để cơ thể tiêu thụ hoàn toàn các chất caffeine bạn đã nạp. Vì vậy, tập thể dục nhẹ nhàng sau khi uống trà sẽ giúp bạn phần nào loại bỏ được nhiều caffeine. Bên cạnh đó, nó còn có công dụng giúp kích thích sản sinh ra hormone serotonin. Loại hormon này giúp an thần, ru ngủ nhưng không làm thân nhiệt tăng cao quá mức.

2.2. Nằm bất động trên giường

Đối với những người nhạy cảm với trà, hoặc uống trà vào buổi tối thì sẽ dễ dẫn đến mất ngủ, tạo cảm giác bồn chồn, ngứa ngáy, không thể nào tập trung và đi ngủ ngay được. Điều cần làm lúc này là bạn nên nằm im bất động. Một cách thức đơn giản, chỉ cần cố gắng nằm im lúc này cơ thể sẽ tự động thư giãn và bắt đầu tiết ra chất serotonin- chất truyền dẫn thần kinh. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy được thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu.

2.3. Thư giãn đầu óc, không suy nghĩ nhiều

Khi không thể ngủ được bạn sẽ có xu hướng suy nghĩ rất nhiều. Khi càng suy nghĩ bạn sẽ càng cảm thấy. Bởi thế trong khoảng thời gian này, điều cần nhất bây giờ là hãy suy nghĩ nhẹ nhàng để đầu óc thư giãn. Điều này có tác dụng giúp bạn dễ bị cuốn vào giấc ngủ nhanh hơn.

2.4. Không nên sử dụng các thiết bị điện tử

Nhiều người khi mất ngủ và khó đi vào giấc ngủ thường tự động tìm đến sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Với ánh sáng của các loại thiết bị này, chúng sẽ càng làm bạn khó ngủ hơn. Với trường hợp uống trà bị mất ngủ bạn không nên sử dụng điện thoại, mà thay vào đó hãy đọc sách hoặc nghe bản nhạc nhẹ nhàng.

2.5. Uống 1 ly sữa ấm

Ngay sau khi thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng ở trên, bạn hãy uống một ly sữa ấm, có thể là sữa hạt, sữa hạnh nhân. Đây cũng được xem là một phương pháp hiệu quả giúp dễ ngủ hơn.

Nhiều người bị mất ngủ vì uống trà
Nhiều người bị mất ngủ vì uống trà

3. Những chú ý để hạn chế mất ngủ do uống trà

3.1. Chú ý về liều lượng

Thời gian phản ứng của caffeine trong hệ thần kinh trung ương tương đối ngắn hơn so với các chất kích thích khác như bia, rượu. Bạn nên chú ý giảm hàm lượng caffeine có trong trà. Một số cách giảm lượng caffeine như tráng trà, sử dụng ít trà hơn khi pha, dùng nước có nhiệt độ thấp, và ngâm trà trong thời gian ngắn hơn.

  • Sử dụng ít thời gian hơn và nhiệt độ thấp hơn

Vì caffeine là thành phần có ái lực cao, thế nên khi pha trà nên dùng nước ấm để hạn chế caffeine thoát ra ngoài. Điều này, tương tự với cách pha trà xanh ở nhiệt độ thấp hơn cũng giúp trà có vị ngon hơn, vì caffeine có vị đắng, cho nên càng ít caffeine thì trà càng ít đắng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử pha trà với nước mát. Hàm lượng caffeine trong trà sẽ bị giảm đi từ 1/3 đến một nửa khi pha lạnh. Cách pha lạnh trà cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho lá trà vào bình nước, cho vào tủ lạnh chừng vài giờ là bạn sẽ có trà lạnh uống rất mát.

  • Sử dụng trà thảo dược

Tất cả các loại trà thực sự từ giống cây Camellia sinensis, theo tự nhiên là trong thành phần đã có chứa caffeine. Khi bạn có cơ địa rất nhạy cảm với caffeine và vẫn muốn có một số đồ uống như trà vào buổi tối, bạn có thể thử trà thảo dược.

Trà thảo dược hay còn gọi là tisane, được làm từ một số loại lá cây, hạt, quả mọng và trái cây như trà hoa cúc. Chúng không chứa caffeine vì thế bạn có thể uống vào buổi tối mà vẫn đảm bảo giấc ngủ.

Tóm lại, thông thường, mỗi ngày sử dụng 200-300 mg caffeine là an toàn đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn lo lắng về tình trạng mất ngủ và rất nhạy cảm với caffeine hoặc đang dùng một số loại thuốc, tốt nhất bạn không nên uống quá nhiều trà. Đồng thời, bạn cũng không uống trà trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ.

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan