17-01-2024 11:28

Trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại có tốt không?

Trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại có tốt không?

Ngày nay, các bậc phụ huynh hay cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại. Bởi khi trẻ tập trung xem, cha mẹ có thể cho trẻ ăn dễ dàng và ăn nhiều hơn. Việc vừa ăn vừa xem điện thoại gây đau dạ dày và sẽ hình thành các thói quen xấu, khiến trẻ không chịu ăn nếu không được xem tivi hoặc điện thoại.

1. Tác hại của việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại

Rất nhiều ba mẹ có thói quen cho con ăn bằng cách cho trẻ xem các chương trình giải trí hay phim hoạt hình trên tivi, điện thoại, máy tính bảng. Có lẽ vì khi xem tivi, trẻ sẽ mất tập trung vào việc ăn uống, ba mẹ sẽ dễ dàng cho trẻ ăn hơn và trẻ cũng ăn nhiều hơn. Vậy vừa ăn vừa xem tivi có tốt không? Thực tế, thói quen này của trẻ không những không có lợi ích mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Sau đây là những tác hại của việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại:

Tăng nguy cơ béo phì

Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng ăn trong khi xem tivi hay điện thoại có nguy cơ gây béo phì, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Với thói quen vừa ăn vừa xem sẽ khiến trẻ có xu hướng ăn vặt khi xem tivi hay điện thoại ngoài những bữa ăn chính. Đây là tác hại thường gặp nhất của việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại.

Việc ăn trong lúc xem tivi hay điện thoại sẽ khiến trẻ không nhận ra được khi nào cảm thấy no. Bởi vì toàn bộ sự chú ý của trẻ đã bị thu hút bởi các chương trình truyền hình. Khi “tín hiệu báo no” trong não bị vô hiệu hóa, trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn so với nhu cầu thực tế dẫn đến sự tăng cân mất kiểm soát, gây ra béo phì. Bên cạnh đó, hầu hết các quảng cáo trên tivi hay các quảng cáo xen giữa các chương trình giải trí xem trên điện thoại đều liên quan đến thực phẩm, chủ yếu là thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói sẵn. Những sản phẩm này bắt mắt, xuất hiện nhiều lần sẽ khiến trẻ thích thú và muốn ăn thử. Đây là những loại thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều calo làm tăng nguy cơ béo phì trẻ em. Ngoài ra, ngồi xem tivi hay điện thoại trong nhiều giờ đồng hồ còn làm giảm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, khiến thức ăn bị tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến sự tích tụ chất béo ở vùng bụng, làm cho trẻ tăng nguy cơ béo phì.

Mất cảm giác ngon miệng

Khi vừa ăn vừa xem tivi, trẻ sẽ ko còn chú ý vào món ăn để thưởng thức hương vị. Việc xem tivi hay điện thoại trong khi ăn cũng giống như việc đưa thức ăn vào một cái máy tự động mà không có mang lại cảm giác gì. Thói quen này sẽ khiến trẻ bị phân tán tư tưởng, làm cho vị giác lẫn cảm giác ngon miệng sẽ giảm dần, dẫn đến trẻ biếng ăn. Do đó, vào cuối ngày trẻ sẽ thấy đói bụng và có xu hướng ăn nhiều hơn. Mặc dù ba mẹ có cho trẻ ăn nhiều nhưng cuối cùng trẻ vẫn không cảm thấy vui và thỏa mãn khi ăn uống thức ăn ngon.

Rối loạn tiêu hóa

Trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Ăn uống trong lúc xem các chương trình trên tivi làm mờ nhạt các tín hiệu từ não truyền đến dạ dày. Điều này làm cho dạ dày không tiết đủ dịch vị và men tiêu hoá khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ càng và cơ thể cũng khó hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Lâu dần, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị rối loạn, trẻ thiếu dưỡng chất dễ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

vừa ăn vừa xem điện thoại đau dạ dày
Một số trường hợp vừa ăn vừa xem điện thoại đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Gây ra nhiều bệnh lý

Trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại gây đau dạ dày là vấn đề rất thường gặp. Vì thói quen này sẽ tăng cường đưa một lượng lớn máu về não, giảm máu đến dạ dày nên không thể hỗ trợ dạ dày trong việc tiêu hóa thức ăn. Những thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lại và trở thành môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra nhiều bệnh lý ở dạ dày và ruột như viêm dạ dày, viêm đường ruột.

Bên cạnh đó, trẻ ham mê xem quá nhiều chương trình trên tivi hay điện thoại sẽ không còn hứng thú tham gia vào các hoạt động thể chất, dẫn đến thừa cân, béo phì và gây ra các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường trẻ em.

Ảnh hưởng tới thần kinh

Nhiều chương trình trên tivi và điện thoại chứa những thông tin tiêu cực, không phù hợp với trẻ nhỏ khiến trẻ lo lắng, hồi hộp, sợ hãi. Sự quen dần với luồng thông tin tăng tốc làm hệ thống thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Suy yếu hoạt động của não bộ

Với việc thường xuyên vừa ăn vừa xem chương trình trên ti vi hay điện thoại lâu dần sẽ làm cho hoạt động não của trẻ bắt đầu suy yếu. Thói quen này gây ảnh hưởng xấu đến trẻ, khiến cho mất khả năng tập trung, giảm trí thông minh, trí nhớ kém và giảm khả năng đưa ra quyết định một cách đúng đắn và nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ 2 tuổi ngồi xem tivi trong 3 giờ mỗi ngày sẽ gặp khó khăn lớn trong việc tập trung và học kiến thức mới.

Thiếu sự tương tác với các thành viên trong gia đình cũng như ngoài xã hội

Nếu trẻ em có thói quen xem điện thoại hay tivi trong khi ăn thì sẽ ít trò chuyện với ba mẹ. làm giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Hơn nữa, xem tivi, điện thoại quá nhiều khiến trẻ trì trệ cả về tinh thần lẫn thể chất, giảm hoạt động xã hội, giảm giao lưu với các trẻ khác. Điều này có thể là nguy có gây ra các bệnh về tâm lý thần kinh như trầm cảm ở trẻ em.

Tăng động ở trẻ em

Tác hại của việc xem ti vi hay điện thoại đối với trẻ em là tăng tính hiếu động. Các tin tức, hình ảnh hay các đoạn phim hành động, bạo lực khiến trẻ có xu hướng bắt chước các nhân vật anh hùng, dễ xảy ra các tai nạn và chấn thương cho trẻ.

Vấn đề về thị lực

Trẻ em nếu dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi hay điện thoại khiến mắt phải điều tiết nhiều có thể sẽ dẫn đến các tật khúc xạ và các rối loạn về thị lực, phổ biến nhất là cận thị và loạn thị.

bé vừa ăn vừa xem thì phải làm sao
Bé vừa ăn vừa xem thì phải làm sao là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

2. Cách phòng tránh và sửa đổi thói quen vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại

2.1 Đổi với trẻ mới tập ăn dặm

  • Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm, ba mẹ nên kiên nhẫn dụ bé ăn, không được dùng đến tivi, điện thoại hoặc máy tính bảng để thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Ba mẹ cũng không nên dùng điện thoại trong lúc cho trẻ ăn để trẻ hiểu rằng đây là thời điểm để ăn chứ không phải để làm việc khác.
  • Thời gian mỗi buổi ăn của trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 15 đến 30 phút.
  • Hãy cho trẻ vào bếp phụ nấu cùng mẹ để trẻ cảm thấy thích thú hơn khi ăn những món ăn do mình làm ra.
  • Cho trẻ ngồi ăn chung với cả gia đình để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và tạo sự kết nối giữa các thành viên với nhau.

2.2 Đối với trẻ đã quen vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại

Nếu ba mẹ đã vô tình tạo thói quen bé vừa ăn vừa xem thì phải làm sao? Các phụ huỳnh có thể giúp trẻ thay đổi thói quen xấu này. Ban đầu, trẻ sẽ nổi giận và quấy khóc nhưng sau đó sẽ quen dần và học được cách ăn mà không cần xem tivi hay điện thoại. Dưới đây là một số cách để sửa thói quen vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi của trẻ:

  • Ba mẹ cần chắc chắn rằng trẻ đang cảm thấy đói để có thể tập trung vào việc ăn uống. Điều này có nghĩa là ba mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt hay uống nước ngọt trước thời điểm ăn bữa chính. Đồng thời không xếp các bữa ăn phụ gần bữa ăn chính. Nếu đang đói bụng, trẻ sẽ không còn quan tâm đến việc có được xem tivi hoặc điện thoại hay không.
  • Trong thời gian đầu khi mới tập điều chỉnh thói quen này, ba mẹ hãy cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại trong 5 phút, sau đó dọn đi. Nếu trẻ quấy khóc vì không ăn đủ, ba mẹ có thể tiếp tục cho trẻ ăn nhưng không cho trẻ xem tivi.
  • Ba mẹ cũng có thể đặt ra một quy tắc với trẻ rằng là khi ăn cơm không được xem tivi hay điện thoại. Nếu trẻ vẫn muốn xem thì khi nào ăn xong sẽ mở cho trẻ xem trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Các thành viên trong gia đình nhất là ba mẹ phải cùng ăn bữa chính với trẻ và không xem tivi. Có như vậy mới giúp trẻ dễ dàng sửa được thói quen vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại.
  • Từ bỏ thói quen xem tivi trong khi ăn đối với trẻ em không phải là điều đơn giản. Nếu đã áp dụng hết các biện pháp trên mà trẻ vẫn không sửa đổi được, ba mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được giúp đỡ. Vì vậy, ngay từ đầu không nên hình thành thói quen này cho trẻ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:
  • Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những điều cần biết
  • Trẻ bị tăng động giảm chú ý thể nhẹ phải làm sao?
  • Trẻ 22 tháng tuổi chậm nói, dễ nổi nóng là bệnh gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan