17-01-2024 12:17

Trẻ thấp còi, chậm tăng cân có phải do thiếu kẽm không?

Trẻ thấp còi, chậm tăng cân có phải do thiếu kẽm không?

Trên thực tế, thấp còi, chậm tăng cân là tình trạng diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ, thường trong độ tuổi từ 1-5 tuổi. BS Phạm Lan Hương, Trung tâm Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City cho biết đây không hoàn toàn là một bệnh lý, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ đối với sức khỏe.

Trẻ thấp còi, chậm tăng cân có phải do thiếu kẽm không?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Lan Hương - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times Cit

1. Thực trạng trẻ thấp còi chậm tăng cân và những hậu quả tiềm tàng

Thực tế cho thấy, nếu tình trạng trẻ thấp còi, chậm tăng cân không được chú ý và cải thiệp kịp thời có thể gây nên những hậu quả như:

  • Khiến trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể chất, hệ thần kinh và hệ miễn dịch.
  • Trẻ dễ mắc các bệnh lý do hệ miễn dịch yếu như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, ...
  • Khiến cơ thể trẻ nhỏ bị suy nhược, khó đạt được tầm vóc tốt khi trưởng thành.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, khiến các con cảm thấy mệt mỏi, tự ti,....

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thấp còi, chậm tăng cân của trẻ?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thấp còi, chậm tăng cân ở trẻ nhỏ là do thiếu vitamin và khoáng chất. Chúng rất quan trọng đối với cơ thể, nhất là trong giai đoạn phát triển: sắt, kali, canxi, vitamin A,B,D... và đặc biệt kẽm là các dưỡng chất rất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Thiếu kẽm, trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện chán ăn, chậm tiêu, chậm tăng chiều cao, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Trẻ biếng ăn khiến cân nặng, chiều cao cứ “giậm chân tại chỗ” vì cơ thể không nạp đủ các dưỡng chất cần thiết
  • Rối loạn tiêu hóa: hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khá yếu nên thường gặp các vấn đề như: tiêu chảy, táo bón, kém hấp thu dưỡng chất, dẫn đến khó phát triển về thể chất.

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, cần thiết cho nhiều quả trình trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt trong quá trình phát triển của thai nhi và của trẻ sau sinh. Đây là vi khoáng thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

  • Kẽm có vai trò tổng hợp protein và DNA trong khung xương, kích thích các tế bào tạo xương và ngăn chặn hoạt động của tế bào hủy xương.
  • Kẽm có vai trò trong quá trình tạo cơ và kiểm soát khối lượng cơ
  • Kẽm giúp duy trì, bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, kích thích chồi vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm.

Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương. Ngoài ra thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng đến sự chuyển hoá của các tế bào vị giác gây biếng ăn ở trẻ.

Ở phụ nữ mang thai nhu cầu về kẽm cao hơn người bình thường. Bổ sung đầy đủ hàm lượng kẽm trong thai kỳ sẽ giúp thai nhi được cung cấp đủ dưỡng chất, tránh tình trạng còi cọc, thấp bé sau sinh.

Kẽm cũng giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt. Kẽm giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, tránh các rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy

Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Để có thể phát triển thể chất một cách lành mạnh, trẻ cần có một hệ miễn dịch mạnh khỏe. Tình trạng trẻ thấp còi, chậm tăng cân không thể cải thiện hoàn toàn trong thời gian ngắn. Việc cha mẹ lo lắng về thể trạng con cái mà ép trẻ ăn uống quá độ là điều không nên, tránh tạo ra áp lực về tâm lý cho trẻ.

Trẻ thấp còi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của con
Trẻ thấp còi sẽ ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển trí tuệ của con

3. Bổ sung kẽm cho trẻ chậm tăng cân, thấp còi

Bổ sung kẽm là giải pháp tốt để cải thiện tình trạng này ở trẻ, cha mẹ có thể lựa chọn nguồn bổ sung kẽm chất lượng từ thực phẩm như: thịt đỏ, các loại đậu, bơ sữa,.... hoặc các sản phẩm thay thế.

Cha mẹ có nên sử dụng thêm các thực phẩm thay thế như sản phẩm chức năng, sản phẩm bổ sung vi chất bên cạnh bữa ăn của trẻ không và có những lưu ý gì khi sử dụng các sản phẩm này?

Mặc dù kẽm có vai trò rất quan trọng với cơ thể nhưng kẽm dễ mất đi hàng ngày qua đường tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi, bóc tróc da ... Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn yếu, nhiều khi trẻ không thể hấp thụ hết dưỡng chất, không đủ kẽm cần thiết từ quá trình ăn uống. Vì thế, bên cạnh bổ sung kẽm từ thực phẩm, khi bố mẹ lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cần lưu ý đến nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, có hương vị dễ ăn, không khiến các bé có cảm giác đang “uống thuốc”. Liều lượng bổ sung kẽm cần được bác sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để không bổ sung thừa kẽm.

XEM THÊM:
  • Ảnh hưởng khi trẻ thiếu sắt và kẽm
  • Trẻ có thể suy giảm miễn dịch do thiếu kẽm
  • Bé lười ăn có nên bổ sung kẽm?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan