17-01-2024 12:18

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vi chất gì?

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vi chất gì?

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vi chất gì?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

1. Trẻ cần được bổ sung những nhóm vi chất nào?

Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao gồm các vitamin tan trong nước như: nhóm B, C; các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K và các chất khoáng: sắt, kẽm, iot, đồng, mangan, magiê... Vi chất cần cho mọi trẻ em, nhưng với trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung các vi chất nào?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong, Khoa Nhi - Sơ sinh đến từ Hệ thống Y tế Vinmec, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung nhóm vitamin tan trong dầu. Vitamin hòa tan trong dầu được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng chất béo. Vì vậy, nếu không hấp thụ được chất béo thì cơ thể sẽ thiếu những vitamin này, chính điều này làm cho trẻ suy dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt các vitamin nhóm này.

  • Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, giúp trẻ sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Khi thiếu vitamin A sẽ gây quáng gà, khô mắt, loét giác mạc gây mù lòa, chậm tăng trưởng, dễ bị các bệnh nhiễm trùng như: viêm hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da.
  • Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc
  • Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn cũng như virus. Vitamin E cũng có khả năng giữ cho các mạch máu giãn nở đủ rộng nhằm đảm bảo sự lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra vitamin E còn có vai trò kết nối các tế bào để khiến chúng cùng nhau thực hiện nhiều chức năng quan trọng.
  • Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vitamin nhóm B (đặc biệt là B6 - B12). Vitamin nhóm B có nhiều trong gạo lứt, các loại đậu, thịt gà, rau lá xanh thẫm, chuối, sữa, pho mát.
  • Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung Vitamin C. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả để bổ sung vitamin C và các loại khoáng chất cần thiết.
  • Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung kẽm. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm: sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà,...
  • Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung Selen, Lysine, Canxi, Sắt
Trẻ suy dinh dưỡng và còi xương cần bổ sung những chất gì?
Trẻ suy dinh dưỡng và còi xương cần bổ sung những chất gì?

2. 3 cách bổ sung vi chất cho trẻ suy dinh dưỡng tùy vào tình trạng thiếu hụt

Cha mẹ có thể tham khảo và bổ sung vi chất cho trẻ suy dinh dưỡng theo 3 cách sau:

● Bổ sung ngắn hạn: Bổ sung trực tiếp bằng đường uống thông qua thực phẩm tổng hợp dạng cốm, dạng viên (ví dụ cốm bổ sung kẽm, viên vitamin A, viên sắt ...) Cách bổ sung này được áp dụng với những tình trạng thiếu hụt vi chất nghiêm trọng, gây các biểu hiện có thể nhìn được như chán ăn, biếng ăn, chậm tăng cân, thấp còi, hay ốm, đề kháng yếu, miễn dịch kém...

● Bổ sung trung hạn: Bổ sung gián tiếp bằng đường ăn thông qua thực phẩm được bổ sung vi chất dinh dưỡng như bột mì, muối ăn, nước mắm, .... là những thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Cách bổ sung này được áp dụng nhằm dự phòng tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trên diện rộng vì đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao và kết quả duy trì.

● Bổ sung dài hạn: Bổ sung gián tiếp bằng đường ăn thông qua thực phẩm cung cấp trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nguồn gốc vi chất dinh dưỡng có thể đến từ thực vật và động vật. Cải thiện dinh dưỡng bữa ăn bằng cách tăng cường những loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng là cách dễ áp dụng, đơn giản, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững, cung cấp đa dạng các nhóm chất.

3. Lưu ý khi bổ sung vi chất và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi chiều cao, cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân, hoặc trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với cân nặng và chiều cao chuẩn, có thể nghi ngờ trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Tình trạng này thường xảy ra với trẻ dưới 3 tuổi, do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không đạt yêu cầu chất lượng.

Trẻ suy dinh dưỡng dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ cao khi trưởng thành sẽ có chiều cao thấp, với trẻ em gái còn có khả năng gặp khó khăn trong vấn đề sinh nở, nguy cơ đẻ con suy dinh dưỡng thấp còi cao.

Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng nên thực hiện trong một thời gian nhất định để có đánh giá. Cha mẹ tránh nóng vội, thay đổi quá thường xuyên các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng, có thể khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.

Trong trường hợp này cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để thăm khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc, chế độ ăn, lối sống sao cho phù hợp với tình trạng của mỗi bé.

XEM THÊM:
  • Các loại vitamin tan trong dầu
  • Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao?
  • Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan