17-01-2024 10:56

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Nhiễm trùng ối là tình trạng nhiễm khuẩn của màng ối và dịch ối bao quanh bảo vệ thai nhi, là nguyên nhân chính gây vỡ ối non trước tuần 37 của thai kỳ và sinh non. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối có nguy cơ tử vong rất cao do nhiễm trùng sơ sinh.

1. Nước ối có vai trò gì?

Nước ối là một chất dịch loãng có màu vàng nhạt bao quanh thai nhi, là một trong những yếu tố quan trọng cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ suốt thai kỳ. Nước ối sẽ giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ, nó cho phép em bé phát triển toàn diện theo đúng chuẩn cơ thể người.

Nước ối là một môi trường rất giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nước ối có chức năng nuôi dưỡng phôi thai bằng sự tái hấp thu nước ối, được thực hiện chủ yếu qua hệ tiêu hóa của em bé. Thai nhi bắt đầu uống nước ối từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Ngoài ra, nước ối còn được tái hấp thu qua dây rốn, màng ối và qua da của em bé. Từ tuần thứ 24 thai kỳ trở đi, mỗi ngày thai nhi hấp thu từ 300ml-500ml nước ối. Lượng nước ối này sẽ vào máu và góp phần làm cân bằng dịch trong cơ thể của thai nhi, một phần sẽ được lọc để tạo thành nước tiểu cho em bé, một phần sẽ được đưa vào ruột để tạo phân su.

Ngoài ra, nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai nhi tránh những va chạm, hay sang chấn và đặc biệt là đảm bảo môi trường vô trùng cho em bé trong bọc ối. Về mặt cơ học, nước ối tạo môi trường cho thai nhi phát triển bình chỉnh và hài hòa về ngôi thai trong ống sinh dục của người mẹ trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ sinh, nước ối vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp hình thành đầu ối nong cổ tử cung của người mẹ giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn.

Sau khi vỡ ối, tính nhờn của nước ối có vai trò bôi trơn đường sinh dục của người mẹ giúp cho thai nhi dễ dàng được sinh ra hơn.

nhiem-trung-nuoc-oi-1
Nước ối là một trong những yếu tố quan trọng cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ suốt thai kỳ

2. Nhiễm trùng ối

Nước ối là môi trường trong suốt và vô khuẩn, tuy nhiên khi các vi khuẩn như Ecoli, liên cầu nhóm B gây viêm âm đạo xâm nhập vào buồng ối chủ yếu qua đường âm đạo, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn của màng ối và dịch ối bao quanh. Tình trạng nhiễm khuẩn này được gọi là nhiễm trùng ối.

Sau 12 ngày thụ thai, nước ối bắt đầu được hình thành. Trong quá trình mang thai khi quan sát thấy nước ối của người mẹ bị chuyển sang màu xanh đục và có lẫn mủ, hay có mùi hôi tức là rất có khả năng người mẹ đã bị nhiễm trùng ối trong tử cung.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ối trong giai đoạn mang thai. Hiện tượng nhiễm trùng ối có thể bắt nguồn từ trước hoặc trong quá trình mang thai của người mẹ.

Nếu hiện tượng này có từ trước khi mang thai, thì rất có thể là do người mẹ có quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E Coli và đặc biệt là vi khuẩn liên cầu nhóm B xâm nhập vào cơ thể.

Nên khi có thai, những vi khuẩn này lại càng có điều kiện bám vào sâu bên trong và tồn tại dài lâu hơn. Nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách thì vi khuẩn có thể sẽ xâm nhập gây viêm màng ối khiến màng ối có thể vỡ ra trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ.

Bé sinh trong tình trạng vỡ ối non, nhiễm trùng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhiễm trùng nước ối còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả người mẹ

Hầu hết, bác sĩ sẽ chẩn đoán hiện tượng nhiễm trùng nước ối dựa vào những triệu chứng của người mẹ như: Sốt, việc tăng nhịp tim của cả người mẹ lẫn em bé. Trong trường hợp nhiễm trùng nước ối nặng hơn, nó sẽ khiến người mẹ có những triệu chứng ví dụ như: đau tử cung, dịch ối có mùi hôi, màu nước ối chuyển màu xanh.

Trường hợp người mẹ bị nhiễm trùng ối khi mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho mẹ ví dụ như: đặt thuốc, dùng dung dịch vệ sinh... Ngoài ra, khi có nghi ngờ nhiễm trùng nước ối, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, phải căn cứ vào kháng sinh đồ và tình hình nhiễm trùng tại các cơ sở y tế để có được khuyến cáo và mô hình đề kháng phù hợp. Các bà mẹ cần tuân thủ toàn bộ y lệnh của bác sĩ để bệnh nhanh chóng khỏi.

Tuyệt đối không được bỏ thuốc giữa chừng hay tự ý đi mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nặng và có dấu hiệu khẩn cấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người mẹ sinh ngay tức khắc.

Để đảm bảo rằng không còn có khả năng gây nhiễm trùng sau sinh, bác sĩ sẽ cho cả mẹ và bé dùng kháng sinh sau khi sinh. Tùy vào thể trạng của người mẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối

nhiem-trung-nuoc-oi-2
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng ối có thể do mẹ bị vỡ ối sớm trên 12 tiếng trước sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối. Tình trạng người mẹ bị vỡ ối sớm trên 12 tiếng đồng hồ trước sinh. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào dịch ối gây viêm màng ối. Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị vỡ ối sớm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Lúc này thai nhi sẽ không được bảo vệ nữa. Trong một số trường hợp, người mẹ sinh khó, dẫn tới nước ối có thể làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh sẽ hít phải dịch ối bị nhiễm khuẩn có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp.

Hơn nữa nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu thì con cũng có khả năng bị nhiễm khuẩn khi sinh ra mẹ nhé. Những vi khuẩn nguy hại này có thể xâm nhập vào cơ thể của bé thông qua các vật dụng như kim tiêm, ống thông dạ dày, tay của người tiếp xúc không sạch...

Hoặc khi người mẹ bị nhiễm trùng tiết niệu sinh dục hay bị hở cổ tử cung, thăm khám âm đạo nhiều lần cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng.

Còn trường hợp bà mẹ bị bệnh có liên quan tới virus xoắn khuẩn, khuẩn listeria, hay nhiễm nấm candida khi mang thai, thì những vi khuẩn này có thể ảnh hưởng qua nhau thai hoặc đường máu của mẹ truyền sang cho thai nhi trong thai kỳ. Chúng cũng có thể lây nhiễm cho em bé, khi em bé được sinh qua đường âm đạo.

4. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng ối là một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất, không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, và cả khả năng mang thai sau này của người mẹ.

Trẻ sơ sinh sinh ra do nhiễm trùng ối sẽ có nguy cơ tử vong rất cao do nhiễm trùng sơ sinh. Từ đó dẫn đến suy hô hấp, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Khi thai nhi sinh ra, nếu bị nhiễm trùng nước ối thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ so với những đứa bé bình thường.

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối, sẽ thường hay gặp phải một số những vấn đề sau đây:

  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Cử động ít hơn bình thường
  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Chảy mủ ở tai, nhiều mụn mủ ngoài da, tấy đỏ xung quanh rốn hay chảy mủ rốn
  • Sưng khớp hoặc giảm vận động của các chi, co rút lồng ngực nặng, co giật, sốt hoặc hạ nhiệt độ
  • Nôn, trớ ra sữa và thức ăn, thở rên, thở nhanh hoặc thở không đều..

5. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối phải làm sao?

Tùy vào từng trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là do nguyên nhân nào để bác sĩ có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho em bé.. Thông thường, các bác sĩ sẽ cho trẻ sơ sinh dùng kháng sinh khi bé bị nhiễm trùng nước ối. Ngoài việc sử dụng kháng sinh, bác sĩ sẽ cho em bé sử dụng các biện pháp bổ trợ khác như:

  • Thở oxy: Trường hợp này dùng đến khi em bé bị tím tái, nổi vân xanh, thở gấp, thở không đều, sẽ được thở oxy để đảm bảo cân bằng lại nhịp thở của bé.
  • Khi thấy em bé bị sốt, mẹ nên dùng miếng dán hạ sốt để làm hạ nhiệt cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó sẽ phải tích cực theo dõi đường huyết, nếu đường huyết của em bé bị hạ thấp, cần làm theo dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình chăm sóc em bé, người mẹ phải chú ý là vệ sinh cho bé thật sạch sẽ, đặc biệt là khu vực dây rốn, tránh nhiễm trùng cho em bé. Tốt nhất mẹ nên cho em bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cho trẻ. Sữa mẹ có chứa các kháng thể lgA, nên có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch giúp cho trẻ tránh bị nhiễm trùng và những bệnh nguy hiểm khác.

6. Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối.

nhiem-trung-nuoc-oi-3
Thai phụ nên khám thai định kỳ để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi
  • Khám định kỳ: Theo khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh trước khi sinh ra, trong thời gian mang thai người mẹ phải khám thai định kỳ thường xuyên.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Các bà mẹ nên tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin trước khi sinh như quai bị, sởi rubella, uốn ván, thủy đậu,... để đảm bảo an toàn.
  • Điều trị dứt khoát các bệnh lý liên quan đến phụ khoa và đường tiết niệu: Khi mẹ bị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng niệu dục, nhiễm trùng toàn thân thì phải điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm cho em bé sau này.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, đúng cách, không được thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo
  • Nếu bị vỡ ối sớm cần được xử trí kịp thời, đúng cách và phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Tránh để chuyển dạ kéo dài
  • Nếu có những biểu hiện bất thường về nước ối, hay các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa, các bà mẹ cần trao đổi với bác sĩ. Nếu cần thiết có thể phải sinh mổ để tránh lây nhiễm bệnh cho em bé trong quá trình vỡ ối hoặc sinh thường.
  • Khi thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng nước ối, cần nhanh chóng đưa em bé đến bệnh viện khám để được điều kịp can thiệp kịp thời.

Tóm lại, nhiễm trùng ối không chỉ gây ảnh hưởng đến em bé mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối là hiện tượng rất nguy hiểm, có thể bị ngộ độc nước ối, nhiễm trùng bào thai và có nguy cơ tử vong rất cao do nhiễm trùng sơ sinh. Việc xét nghiệm để chẩn đoán hiện tượng nhiễm trùng nước ối ở người mẹ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhất là đối với những bà mẹ sắp đến thời kỳ sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ có hiện tượng chuyển dạ sớm thì có thể tiến hành chọc ối để xét nghiệm. Nếu dịch ối có nồng độ glucose thấp, còn nồng độ bạch cầu và nồng độ vi khuẩn tăng cao thì khẳng định là người mẹ đã bị nhiễm trùng ối khi mang thai.

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, và không để tình trạng nhiễm trùng ối xảy ra, các bà mẹ nên cố gắng giữ gìn cho vùng kín luôn sạch sẽ trong thai kỳ, bằng cách vệ sinh thường xuyên. Nếu thấy các biểu hiện như ngứa ngáy, ra khí hư có mùi lạ, hay có màu trắng đục... thì đến ngay bệnh viện để khám và điều trị trước khi viêm nhiễm lây lan từ âm đạo sang tử cung, rồi cuối cùng là túi ối. Ngoài ra, các bà mẹ cần phải đi khám thai định kỳ để các bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra biện pháp để điều trị kịp thời sớm nhất.

Em bé lim dim tận hưởng lần tắm đầu tiên sau khi chào đời
XEM THÊM:
  • Thế nào là nhiễm trùng?
  • Nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng sau sinh ở trẻ sơ sinh
  • Biến chứng của đa ối - Cách chẩn đoán và xử lý đa ối

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan