17-01-2024 12:52

Trẻ lên 3 chậm nói, phải làm thế nào

Trẻ lên 3 chậm nói, phải làm thế nào

Trẻ lên 3 chậm nói có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào mức độ chậm nói và các dấu hiệu bất thường kèm theo mà đưa ra hướng chẩn đoán khác nhau. Nhìn chung, việc chậm nói khi trẻ đã được 3 tuổi cần can thiệp ngay bằng cách dạy trẻ học nói theo cách đơn giản, dễ hiểu, thêm tính chất thú vị, thường xuyên động viên, khích lệ trẻ.

1. Trẻ lên 3 như thế nào được gọi là chậm nói?

Trẻ lên 3 tuổi không bị chậm nói đã có thể nói rất nhiều, tự nói chuyện khi chơi, có thể nói được cụm từ đơn giản đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, biết đặt câu hỏi đơn giản. Vốn từ vựng lúc này của trẻ có thể đạt được tới 450 từ vựng. Trong giai đoạn này, trẻ có thể thích nghe đọc truyện lặp đi lặp lại và đã nhận biết được các bộ phận trên cơ thể.

Trẻ lên 3 chậm nói là những trẻ không đáp ứng được những điều trên, trẻ không thể ghép được 2 từ với nhau khi nói, không thực hiện theo được những chỉ dẫn cơ bản của người lớn, không nói được câu có 2 - 4 từ và không đặt được các câu hỏi đơn giản.

Xem ngay: Làm thế nào khi bé bị chậm nói?

2. Tại sao trẻ bị chậm nói?

Trẻ bị chậm nói có nhiều nguyên nhân, nhưng trẻ 3 tuổi chậm nói thật sự là vấn đề đáng lo ngại cần đưa đi khám để sàng lọc sớm nguy cơ mắc các bệnh lý bẩm sinh, trong đó đáng chú ý là bệnh tự kỷ.

  • Vấn đề về thính lực: Các vấn đề về thính lực ở trẻ có thể xảy ra do bẩm sinh, mắc bệnh viêm nhiễm hoặc nhiễm độc thần kinh, v.v. Khi phát hiện bé phản ứng chậm, nghe kém thì cần đưa trẻ đi khám tai mũi họng để can thiệp sớm.
  • Sang chấn tâm lý: Trẻ em rất nhạy cảm khi gặp phải các tình huống tiêu cực, nếu gặp những tình huống như vậy mà không được động viên đúng cách có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái ngại giao tiếp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là với trẻ đang tuổi tập nói.
  • Sinh non: Trẻ được sinh sớm trước 37 tuần tuổi thường có khả năng tiếp nhận âm thanh và biểu đạt ngôn ngữ kém do một số chức năng của não bộ chưa được hoàn thiện.
  • Tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử: Việc dành thời gian cho điện thoại và tivi thay vì giao tiếp và va chạm với môi trường bên ngoài có thể khiến trẻ chậm nói hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi.
  • Tự kỷ: Chậm nói là dấu hiệu điển hình ở trẻ mắc bệnh tự kỷ, do đó, nếu nghi ngờ trẻ bị tự kỷ, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.

Xem ngay: Thời điểm vàng can thiệp trẻ chậm nói

trẻ lên 3 chậm nói
Trẻ lên 3 chậm nói có nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Các bảng câu hỏi tầm soát đánh giá trẻ tự kỷ

STT Câu hỏi Không
1 Trẻ có nhìn theo điểm mà bạn chỉ vào hay không? Ví dụ như đồ chơi hoặc con vật nào đó.
2 Có bao giờ bạn nghi ngờ trẻ bị điếc không?
3 Trẻ có bao giờ chơi các trò chơi tưởng tượng hay không? Ví dụ cho búp bê hoặc thú nhồi bông ăn hoặc giả vờ uống nước từ cốc rỗng, v.v.
4 Trẻ có thích leo trèo lên đồ vật xung quanh không? Ví dụ như đồ chơi, cầu thang.
5 Trẻ có cử động ngón tay bất thường đến gần mắt không?
6 Trẻ có dùng ngón tay trỏ để yêu cầu hoặc muốn được giúp đỡ gì đó không?
7 Trẻ có dùng một ngón tay để chỉ vào thứ khiến trẻ thích thú? Ví dụ như con chim, bông hoa, tàu xe, v.v.
8 Trẻ có thích chơi với những trẻ khác không? Quan sát qua hành động theo dõi, cười, tương tác với bạn chơi cùng.
9 Trẻ có thường xuyên khoe đồ vật bằng cách mang hoặc ôm đến cho bạn xem không?
10 Trẻ có đáp lại khi được gọi tên không?
11 Trẻ có cười đáp lại khi bạn cười với trẻ không?
12 Trẻ có cảm thấy khó chịu bởi tiếng ồn xung quanh không?
13 Trẻ có đi bộ không?
14 Trẻ có nhìn vào mắt bạn khi bạn đang nói chuyện, chơi cùng bé hoặc mặc quần áo cho trẻ không?
15 Trẻ có bắt chước những điều bạn làm không? Ví dụ như vẫy tay, vỗ tay, v.v.
16 Nếu bạn quay đầu để nhìn gì đó, trẻ có nhìn xung quanh để xem bạn nhìn gì không?
17 Trẻ có cố gắng gây sự chú ý để bạn phải nhìn vào không?
18 Trẻ có hiểu những gì bạn yêu cầu trẻ làm không?
19 Nếu có điều gì mới lạ, con bạn có nhìn bạn để xem bạn cảm thấy thế nào về việc xảy ra không?
Nếu cảm nhận được điều mới lạ, trẻ có nhìn bạn không? Ví dụ khi nghe tiếng động lạ, bạn quan sát xem trẻ có nhìn bạn không.
20 Con bạn có thích những hoạt động có tính chất chuyển động không? Ví dụ như chơi bập bênh, lắc lư, nâng và hạ đầu gối của bạn.

Bảng tầm soát dấu hiệu rối loạn tự kỷ ở trẻ tập đi từ 16-30 tháng tuổi

Các câu trả lời cho câu hỏi 2, 5 và 12 là “CÓ” thì trẻ có nguy cơ rối loạn tự kỷ. Đối với các câu hỏi còn lại, câu trả lời “KHÔNG” cho thấy trẻ có nguy cơ bị tự kỷ. Thang điểm đánh giá như sau:

Tổng điểm Mức độ Xử trí
0-2 Nguy cơ thấp Nếu trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi thì chưa cần can thiệp mà chỉ cần theo dõi và đánh giá lại một lần nữa khi đã được 2 tuổi trừ khi trong quá trình theo dõi bạn phát hiện nguy cơ trẻ bị rối loạn tự kỷ cao hơn.
3-7 Nguy cơ trung bình Thực hiện thêm đánh giá giai đoạn 2 của M - CHAT - R/F. Nếu trên 2 điểm thì được xác nhận kết quả sàng lọc dương tính, cần đưa trẻ đến các trung tâm sàng lọc bệnh tật uy tín để đánh giá lại.

Nếu điểm đánh giá từ 0 - 1 thì cho kết quả sàng lọc âm tính, không cần hành động gì trừ khi trong quá trình theo dõi cho thấy trẻ có nguy cơ bị rối loạn tự kỷ thì cần sàng lọc lại trong các lần thăm khám tiếp theo.
8 – 20 Nguy cơ cao Không cần thực hiện bảng kiểm đánh giá giai đoạn 2 mà cần cần đưa trẻ đi đánh giá chẩn đoán và triển khai chương trình can thiệp sớm.

Hướng dẫn chấm điểm thang điểm M-CHAT-R

3. Cần làm gì khi trẻ bị chậm nói?

Trẻ bị chậm nói cần được dạy bảo từng bước, không nên vội vã. Những trường hợp cần phải can thiệp thì cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp trẻ cải thiện khả năng nói tốt. Dưới đây là một số mẹo mà các chuyên gia tâm lý, bác sĩ đưa ra để cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ:

  • Dành thời gian để điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, thời lượng giao tiếp hàng ngày với trẻ.
  • Gọi tên đồ vật xung quanh theo cách đơn giản nhất để trẻ có thể tiếp thu được.
  • Kết hợp với giữa lời nói và hành động để giúp quá trình luyện nói thú vị hơn.
  • Thay đổi các vật dụng trong nhà thường xuyên để tạo hứng thú tập nói cho trẻ.
  • Không cho trẻ xem tivi quá nhiều, nếu xem thì nên xem cùng với trẻ và nói chuyện theo tình tiết của câu chuyện để xây dựng phản xạ ngôn ngữ cho trẻ.
  • Đọc sách cho trẻ nghe, nói chuyện thường xuyên với trẻ, khuyến khích trẻ nghe hiểu và tập nói.

Trẻ lên 3 chậm nói cần được can thiệp và điều trị sớm. Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì mẹ hãy tăng cường giao tiếp với trẻ, giúp con khám phá thế giới.

XEM THÊM:
  • Các loại bệnh tâm thần thường gặp
  • Sang chấn tâm lý
  • Cách chữa lành vết thương sau biến cố

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan