17-01-2024 12:47

Trẻ em cũng biết buồn, đừng coi thường nhé!

Trẻ em cũng biết buồn, đừng coi thường nhé!

Không ít người lớn cho rằng trẻ em còn nhỏ thì mau quên, dễ thích nghi và vượt qua các nỗi buồn. Nhưng các con số thống kê lại cho thấy điều ngược lại, trẻ em cũng biết buồn và số lượng trẻ trầm cảm, rối loạn lo âu không hề ít.

1. Trẻ trầm cảm là do đâu?

Trẻ em cũng có thể bị trầm cảm, với các dấu hiệu gần giống như người lớn. Tuy nhiên, trẻ bị trầm cảm thường được phát hiện muộn vì người lớn cho rằng trẻ đang có thay đổi về tâm sinh lý trong quá trình phát triển.

Những nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em bao gồm:

  • Tổn thương thực thể do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, thiên tai, chiến tranh...;
  • Trẻ bị mất đi người thân yêu;
  • Gia đình chuyển chỗ ở;
  • Cha mẹ ly hôn hoặc cha mẹ gây hấn trước mặt trẻ;
  • Trẻ bị hắt hủi, đối xử hà khắc, bị trừng phạt vô cớ;
  • Cha mẹ có tâm bệnh;
  • Trẻ mắc bệnh mạn tính như lao, thận, bệnh bẩm sinh như tan máu bẩm sinh...

Các vấn đề tâm lý bao gồm trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Trẻ học hành không tốt, không hòa nhập với bạn bè, trẻ cảm thấy bế tắc, buồn, hụt hẫng, tuyệt vọng...

Bạn đừng bao giờ nghĩ trẻ không buồn hoặc trẻ em buồn sẽ tự hết. Những nỗi buồn của trẻ có thể dẫn đến trầm cảm và tình trạng sẽ ngày càng nặng, thậm chí dẫn đến tự sát.

Một trong những lý do khiến cho chứng trầm cảm ở trẻ thường bị che đậy là do sự kỳ thị và phân biệt đối xử xung quanh. Nhiều người cho rằng trẻ em không thể bị trầm cảm nếu trẻ không có những tác nhân gây căng thẳng nghiêm trọng như người lớn gặp phải.

Tuy nhiên, ở bất kỳ thời điểm nào, có khoảng 5% thanh thiếu niên đang đối mặt với chứng trầm cảm, được gây ra bởi nhiều yếu tố. Một số trẻ có thể có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn nếu chúng có một tình trạng sức khỏe tâm thần từ trước, trải qua chấn thương trước đó hoặc bất ổn ở nhà.

trẻ em buồn
Đừng bao giờ nghĩ trẻ không buồn hoặc trẻ em buồn sẽ tự hết

2. Các dấu hiệu cho biết trẻ trầm cảm

Biểu hiện của sự đau buồn tạm thời là bình thường khi trẻ gặp phải sự kiện căng thẳng hoặc đáng sợ. Nhưng những cảm giác này thường sẽ trôi qua theo thời gian và hầu hết trẻ em đều có thể vượt qua điều này với sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè.

Có nhiều yếu tố của cuộc sống hàng ngày có thể thay đổi liên tục và một số trẻ có thể gặp phải khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi đó và xử lý cảm xúc của mình. Điều này có khả năng dẫn đến gia tăng sự lo lắng, cảm giác trầm cảm và thậm chí là trẻ có hành vi tự tử.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng lo lắng ở các độ tuổi khác nhau như sau:

  • Trẻ mẫu giáo: Có biểu hiện tăng đái dầm, mút ngón tay cái, trẻ khó ngủ, sợ bóng tối, bám bố mẹ, trẻ thay đổi đáng kể hành vi và bỏ học.
  • Học sinh tiểu học: Trẻ có thể gặp ác mộng, khó tập trung, cáu kỉnh, có những hành vi hung hăng, đeo bám, xa lánh khỏi bạn bè và các hoạt động, trốn học.
  • Thanh thiếu niên: Trẻ ở độ tuổi này có biểu hiện thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc giấc ngủ, khó tập trung, thu mình với xã hội và đau nhức không rõ nguyên nhân, cáu kỉnh, gia tăng xung đột.

3. Làm thế nào giúp trẻ vượt qua giai đoạn trầm cảm?

Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để điều trị trẻ trầm cảm và cũng có thể được coi là các biện pháp phòng ngừa khi muốn giúp trẻ có một sức khỏe tâm thần tốt.

  • Bạn cần nói chuyện cởi mở với trẻ: Bạn cần tạo ra một môi trường mà trẻ cảm thấy thoải mái khi tiếp cận, đây là chìa khóa để hỗ trợ sức khỏe tinh thần của trẻ. Tìm cách tương tác với trẻ về những gì trẻ quan tâm và sẵn sàng nói chuyện để bạn có thể bước vào thế giới của trẻ.
  • Xác thực cảm xúc của trẻ: Không bao giờ là quá sớm để bạn bắt đầu nói về những cảm xúc đau, buồn và bình thường hóa trải nghiệm đó, chia sẻ cảm xúc của trẻ với người khác. Bạn có thể chứng minh cho trẻ thấy điều này bằng cách trò chuyện cởi mở với trẻ về cảm xúc của chính bạn.
  • Dạy trẻ kỹ năng đối phó lành mạnh: Những tình huống khiến trẻ cảm căng thẳng có thể rất khác so với những tình huống gây căng thẳng cho người lớn. Tuy nhiên, cả người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng nhiều cách đối phó lành mạnh giống nhau với những tình huống khó khăn đó. Các bài tập thở đứng dậy di chuyển đều, tham gia một hoạt động yêu thích có thể là những công cụ hữu ích để điều chỉnh cảm xúc.
  • Xem lại những điều cơ bản trong cuộc sống của trẻ: Bởi vì trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất cứ điều gì trong cuộc sống của một đứa trẻ, điều quan trọng là phải nghĩ tới nhiều lĩnh vực trong thói quen hàng ngày của trẻ khi giải quyết chứng trầm cảm. Ví dụ như chế độ ăn uống của trẻ như thế nào? Trẻ có tập thể dục đầy đủ không? Trẻ có dành nhiều thời gian với màn hình thiết bị điện tử không? Việc kiểm tra các thói quen hàng ngày của trẻ sẽ giúp cha mẹ tạo ra một lối sống lành mạnh hơn cho con.
trẻ trầm cảm
Hiện nay số lượng trẻ trầm cảm, rối loạn lo âu không hề ít

Tóm lại, trẻ bị trầm cảm có thể điều trị được bằng các phương pháp, nguồn lực và sự hỗ trợ phù hợp. Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ có những thay đổi đáng kể trong hành vi hoặc nếu những triệu chứng này kéo dài trên 2 tuần. Tùy thuộc vào tình hình của trẻ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, liệu pháp trò chuyện hoặc kết hợp cả hai để giúp trẻ.

XEM THÊM:
  • Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh: Những điều cần biết
  • Khó thở, tức ngực, buồn nôn có nguy cơ mắc Covid 19 không?
  • Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ thanh thiếu niên và cách hỗ trợ trẻ

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan