Mục lục
Quả óc chó thuộc nhóm hạt và được xếp vào loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ. Một trong những tác dụng của hạt óc chó đối với trẻ nhỏ là kích thích vị giác, ngăn ngừa các bệnh mãn tính và thúc đẩy phát triển trí não... Do đó, cha mẹ có thể thêm quả óc chó vào khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ.
1. Thành phần các chất dinh dưỡng có trong quả óc chó
Thành phần dinh dưỡng của quả óc chó chủ yếu là chất béo (chiếm 65%), protein 15%. Chất béo có trong quả óc chó chủ yếu là chất béo bão hoà đa và khá phong phú với các loại acid béo như Omega-6 và Omega 3. Những loại chất béo này rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm viêm và cải thiện thành phần mỡ máu.
Ngoài ra, óc chó còn chứa các thành phần dưỡng chất khác như vitamin, chất khoáng, đặc biệt có hàm lượng vitamin E và vitamin B6 giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe tinh thần.
Các thành phần khác trong quả óc chó gồm:
- Acid ellagic được biết đến như chất chống oxy hoá, có hàm lượng cao trong hạt óc chó và có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa ung thư;
- Catechin thuộc nhóm flavonoid có nhiều lợi ích cho sức khỏe cho tim mạch;
- Melatonin - hormone thần kinh giúp cân bằng các hoạt động của đồng hồ sinh học.
2. Tác dụng của hạt óc chó đối với trẻ nhỏ
Ở các nước Phương tây quả óc chó đã khá phổ biến và được khuyến khích sử dụng trong khẩu phần hàng ngày. Còn ở nước ta, các bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn về “tác dụng của hạt óc chó đối với trẻ nhỏ” hay “quả óc chó có tốt cho trẻ em không”.
Với những thành phần dinh dưỡng như trên, quả óc chó là một lựa chọn tốt trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ. Sử dụng quả óc chó cho trẻ đúng cách và đúng liều lượng sẽ mang lại một số tác dụng như sau:
- Cung cấp hàm lượng canxi giúp trẻ phát triển toàn diện hệ thống xương. Hệ thống xương của trẻ sơ sinh được tạo nên bằng chất liệu sụn. Do đó, khi chạm vào cơ thể trẻ sẽ cảm nhận hệ xương của trẻ khá mềm yếu. Tuy nhiên, khi trẻ được 1 tuổi thì sụn sẽ biến thành xương. Đây cũng chính là thời điểm trẻ cần được bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe. Trong thời kỳ này ngoài bổ sung sữa trong khẩu phần cho trẻ thì cha mẹ có thể sử dụng quả óc chó để thay thế, bởi hàm lượng canxi trong quả óc chó tương đương với sữa bò. Cùng với 30 gam quả óc chó cung cấp 18 gam chất béo, 15.5 gam ALA giúp cho xương phát triển toàn diện và chắc khỏe.
- Quả óc chó giúp trẻ thúc đẩy phát triển não bộ, tăng trí thông minh bởi nó chứa nhiều hàm lượng omega 3. Do đó, nếu bạn còn đang thắc mắc “trẻ em ăn quả óc chó có tốt không” thì hãy thêm loại quả này vào chế độ dinh dưỡng của bé để hỗ trợ bé phát triển tốt.
- Quả óc chó còn giúp trẻ ngăn ngừa được các bệnh mãn tính hiệu quả. Acid béo omega 3 kết hợp với Omega 6 có sẵn trong quả óc chó có thể tạo cho trẻ một “lá chắn” vững chắc ngăn ngừa các bệnh mãn tính như suy hô hấp, bệnh chân tay miệng, viêm mũi họng, tiêu chảy cấp... Bên cạnh đó, thành phần acid ellagic trong quả óc chó còn đảm bảo duy trì hệ miễn dịch của trẻ luôn được khỏe mạnh và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư sinh sản không kiểm soát.
- Một trong những tác dụng của hạt óc chó đối với trẻ nhỏ là kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng thêm quả óc chó vào trong khẩu phần hàng ngày của trẻ để giúp trẻ cảm nhận được sự thay đổi về vị giác.
3. Cách sử dụng quả óc chó trong bữa ăn của trẻ
Ngoài việc tìm hiểu về quả óc chó có tác dụng gì với trẻ em thì cách sử dụng loại quả này như thế nào để phát huy tối đa công dụng của nó cũng rất quan trọng. Dựa vào từng độ tuổi cũng như sự phát triển của trẻ mà cách sử dụng quả óc chó đúng cách sẽ khác nhau.
Nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa bắt đầu ăn dặm và làm quen với thực phẩm thì bạn có thể xay nhuyễn quả óc chó rồi sử dụng hỗn hợp này nấu cháo hoặc nấu thành sữa cho trẻ sử dụng hàng ngày.
Nếu trẻ lớn hơn và trẻ đã ăn được các loại thực phẩm thì cha mẹ có thể sử dụng quả óc chó một cách linh hoạt trong khẩu phần ăn của trẻ. Chẳng hạn cha mẹ có thể sử dụng óc chó rang hoặc nướng hay chiên giòn... Tùy vào sở thích của trẻ cha mẹ thực hiện các cách chế biến khác nhau để tạo cho trẻ một món ăn hấp dẫn.
Cha mẹ có thể sử dụng khoảng từ 4 đến 5 quả óc chó và được chia đều cho các bữa ăn trong ngày nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, không sử dụng quá nhiều hạt óc chó khiến cho hệ tiêu hoá của trẻ phải làm việc quá tải trong việc hấp thu dưỡng chất và đào thải chất cặn.
4. Một vài tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng quả óc chó
Quả óc chó có chứa thành phần các chất dinh dưỡng khá tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, do quả óc chó thuộc trong nhóm hạt nên sử dụng quả óc chó cũng có thể có một số tác dụng phụ tới sức khoẻ. Vì vậy, khi sử dụng quả óc chó cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần từ từ cho trẻ làm quen với loại hạt này.
Một vài tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng quả óc chó bao gồm:
- Dị ứng thực phẩm: Quả óc chó được xếp vào danh sách thuộc nhóm một trong 8 loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao nhất thế giới. Khi tình trạng dị ứng xảy ra thường sẽ đi kèm với rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng, đôi khi còn gây nên tình trạng sốc phản vệ. Nghiêm trọng hơn có thể làm cho bệnh nhân tử vong do không được phản ứng kịp thời.
- Giảm khả năng hấp thu chất khoáng trong cơ thể: Quả óc chó cũng tương tự như những loại hạt khác, thành phần dinh dưỡng rất giàu acid phytic. Khi sử dụng chế độ ăn bao gồm những loại thực phẩm có giàu phytate có thể làm suy giảm khả năng hấp thu chất khoáng như sắt, kẽm... từ đường tiêu hoá. Từ đó gây nên tình trạng thiếu hụt chất khoáng trong cơ thể.
Quả óc chó mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt các bệnh liên quan đến tim mạch hay các vấn đề về chống oxy hoá. Tuy nhiên, khi sử dụng quả óc chó cho bé, cha mẹ cũng cần tìm hiểu cách sử dụng và liều lượng phù hợp để có thể phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng có trong loại hạt này.
- Ăn hạt gấc có tác dụng gì?
- Ăn hạt nho có tốt không?
- Hạt nảy mầm là gì? Dinh dưỡng và lợi ích