Mục lục
Cha mẹ thường chạy theo con cái để bắt trẻ ăn vì mong muốn trẻ khỏe mạnh và mau lớn. Tuy nhiên, tác động của việc trẻ bị ép ăn có thể đáng lo ngại, đôi khi khiến trẻ đau dạ dày hoặc mất đi khẩu vị tự nhiên.
1. Tình trạng trẻ bị ép ăn
Các bậc cha mẹ thường lo lắng khi con mình ăn rất ít, không ăn các thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau hoặc từ chối bữa ăn một cách hoàn toàn. Đối với một số cha mẹ, lo lắng khi trẻ không chịu ăn rất quan trọng, đặc biệt nếu trẻ không tăng cân tốt theo tuổi hoặc đang sụt cân. Chính vì vậy, khi thấy trẻ không ăn đủ như mong muốn, không ít cha mẹ dùng áp lực, ép buộc để cố gắng bắt con ăn xong.
Mặc dù trẻ có thể ăn nhiều hơn một chút khi bị ép buộc, các hành động khiến trẻ bị ép ăn có thể làm cho trẻ cảm thấy tiêu cực với thức ăn, cuối cùng là không thích ăn và tìm mọi cách để lảng tránh. Hơn nữa, khi trẻ bị ép ăn, việc này cũng có thể ngăn trẻ nhận biết và phản ứng thích hợp với các tín hiệu bên trong cơ thể về cảm giác đói và no, khiến trẻ có nhiều khả năng bỏ ăn hoặc trẻ ăn quá nhiều, ăn uống vô độ trong cuộc sống sau này.
Như vậy, dù cho việc ép trẻ ăn thường được thực hiện với mục đích tốt, nhưng nó có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.
2. Những tác hại có thể xảy ra khi trẻ bị ép ăn?
Việc cha mẹ áp dụng các biện pháp nhằm ép trẻ ăn thường bắt nguồn từ sự lo lắng và băn khoăn về việc trẻ ăn có đủ hay không, trẻ có tăng cân đủ hay không. Cha mẹ có thể trở nên lo lắng về sức khỏe của con mình nếu cảm thấy trẻ không ăn đủ để duy trì sự phát triển khỏe mạnh. Nếu một đứa trẻ nhẹ cân, cha mẹ luôn có nhiều cách khuyến khích trẻ ăn và cuối cùng có thể sử dụng áp lực mà không nhận ra rằng chúng có thể tác dụng ngược lại với mong muốn đó.
Như vậy, tình trạng trẻ bị ép ăn sẽ tiềm ẩn một số hậu quả tiêu cực như sau:
- Chế độ ăn uống bị gián đoạn: Mỗi cơ thể con người có một khả năng thức ăn và tốc độ trao đổi chất khác nhau. Số lượng cha mẹ quyết định cho trẻ ăn có thể nhiều hơn khả năng tiêu hóa thực sự của trẻ. Nếu trẻ bị ép ăn hết toàn bộ khẩu phần ăn ngay cả khi trẻ đã no, tức là cha mẹ đang cho trẻ ăn quá nhiều. Đó là lý do tại sao trẻ sẽ không đói vào thời điểm bữa ăn tiếp theo.
- Phá hủy sự thèm ăn tự nhiên: Mong muốn ăn tự nhiên được gọi là sự thèm ăn của một người. Trẻ bị ép ăn liên tục trong giờ ăn sẽ khiến trẻ mất hứng thú với thức ăn và phá vỡ sự thèm ăn tự nhiên.
- Trẻ đau dạ dày do bị ép ăn: Việc ép buộc trẻ ăn quá nhiều còn có thể dẫn đến việc nôn trớ và thậm chí trẻ đau dạ dày, trở nên ghét bỏ ý định ăn uống về lâu dài.
- Gây ra những căng thẳng trong giờ ăn: Đó là bản chất của con người để tránh bất cứ điều gì gây ra căng thẳng hoặc khó chịu. Cách duy nhất một đứa trẻ sẽ chấp nhận điều gì đó là nếu chúng thích thú khi làm nó. Việc ép khi cho trẻ ăn những thức ăn lành mạnh trên đĩa của trẻ có thể khiến trẻ bị căng thẳng và khó chịu. Do đó, theo bản năng, điều này sẽ chỉ khiến trẻ ghét bữa ăn và tiếp tục vật lộn với thức ăn.
- Xu hướng ăn uống có đường hoặc đồ ăn vặt: Trẻ bị ép ăn thường có xu hướng hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh khi lớn lên. Ngoài ra, do sự căm ghét đối với thực phẩm lành mạnh, trẻ sẽ dễ bị thu hút nhiều hơn đối với đồ ăn có đường hoặc đồ ăn vặt.
- Mất kiểm soát thói quen ăn uống: Là cha mẹ, trọng tâm cuối cùng là nuôi dạy trẻ trưởng thành, làm cho con ít phụ thuộc vào cha mẹ hơn và học cách tự làm mọi thứ. Tuy nhiên, việc cha mẹ càng kiểm soát và ép trẻ ăn, trẻ sẽ càng ít kiểm soát được thói quen ăn uống của mình. Điều này sẽ cản trở cuộc sống và thói quen ăn uống của trẻ về lâu dài, ngay cả khi lớn lên.
- Hình thành chứng rối loạn ăn uống: Những đứa trẻ bị ép ăn không bao giờ học được cơ thể chúng cần bao nhiêu thức ăn nên sẽ có khuynh hướng là trẻ ăn quá nhiều ngay cả khi chúng lớn lên. Việc mất kiểm soát thói quen ăn uống này có thể dẫn đến các chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng như béo phì, ăn vô độ...
3. Thay vì ép trẻ ăn, cha mẹ nên làm gì?
Trừ một số trường hợp bất thường là rất hiếm xảy ra, trẻ em cực kỳ nhạy cảm trong việc nhận biết khi nào chúng đói và khi nào chúng no. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải tin tưởng trẻ và tin rằng trẻ sẽ tự giác ăn nếu chúng đói.
Bằng cách này, cha mẹ sẽ không cảm thấy cần phải ép con mình ăn. Tương tự, xu hướng tự nhiên của trẻ là từ chối thức ăn mới lạ. Thay vào đó, hãy tiếp tục đưa thức ăn mới và chấp nhận từ chối, thừa nhận rằng đây là giai đoạn phát triển bình thường và những gì cha mẹ làm là quan trọng trong việc xác định xem đây là trải nghiệm tích cực hay tiêu cực đối với con.
Theo đó, thay vì ép trẻ ăn, cha mẹ nên thử các cách sau đây:
- Xây dựng nhật ký dinh dưỡng cho trẻ
Đã bao lâu rồi kể từ lần cuối con được ăn nhẹ hoặc đồ uống bổ sung, chẳng hạn như sữa? Con có thực sự đói không? Con có quá mệt để ngồi vào bàn hay không? Con không khỏe và do đó không đói?
Hãy thử sử dụng nhật ký để theo dõi số lượng và thời gian trong ngày về các bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ, đồ uống, vận động, giấc ngủ để xem liệu thói quen của trẻ trong ngày có thể góp phần vào hành vi ăn uống của chúng hay không.
- Hãy suy nghĩ theo cách của trẻ
Hãy thử tưởng tượng sẽ như thế nào nếu bản thân mình không đói nhưng lại được dỗ ăn, thậm chí bị ép ăn hoặc nếu không chắc chắn về việc mình được yêu cầu ăn gì.
Điều này sẽ giúp cha mẹ đồng cảm với con và nhìn hành vi của cha mẹ qua đôi mắt của trẻ sẽ giúp cha mẹ nhận ra rằng hành vi này có thể gây ra tác động ngược lại so với dự định. Mỗi lần con từ chối thức ăn, hãy nhớ nhìn mọi thứ theo quan điểm của trẻ hơn là từ mong muốn của mình.
- Lùi lại và khách quan
Ăn uống phải là một trải nghiệm thú vị cho trẻ để đáp ứng nhu cầu sinh học cơ bản. Hơn nữa, việc trẻ ăn ít hay nhiều, ăn món gì hoàn toàn không phải là để làm hài lòng người lớn.
Vì thế, cha mẹ cần cố gắng đạt được sự hài lòng khi biết rằng con đã ăn nhiều như chúng mong muốn và chúng cảm thấy hài lòng, thay vì trẻ bị ép ăn một lượng thức ăn đã được xác định.
- Tin tưởng vào bụng của trẻ
Cơ thể mỗi người rất nhạy cảm trong việc cho biết khi nào bụng đói và no. Tuy nhiên, liên tục can thiệp bằng cách trẻ bị ép ăn hay trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ đau dạ dày có thể phá vỡ khả năng này.
Như vậy, ăn khi đói và dừng lại khi no là hành vi mà cơ thể muốn để bảo vệ bản thân chứ không phải phá hoại, vì vậy hãy cố gắng cho phép trẻ nói với cha mẹ khi nào chúng đói và cần ăn hay khi nào no và không ăn nữa.
- Kiểm tra khẩu phần ăn
Bụng của trẻ nhỏ hơn người lớn và trẻ bị ép ăn khi cha mẹ có thể đặt ra những kỳ vọng không thực tế.
Theo hướng dẫn, một phần nhỏ của mỗi loại thực phẩm gần như nằm gọn trong lòng bàn tay của trẻ là đủ theo nhu cầu. Ví dụ, nếu cho trẻ ăn cơm, hãy cho một phần cơm cỡ lòng bàn tay và 2-3 phần rau củ có kích thước bằng lòng bàn tay của trẻ là đủ cho một bữa. Đối với món tráng miệng cho trẻ, hãy thử một phần trái cây cỡ lòng bàn tay với một phần sữa chua cũng cỡ lòng bàn tay của trẻ.
Chính việc tuân theo cách thức đo lường như trên đối với từng loại thực phẩm sẽ giúp cha mẹ tránh ép trẻ ăn quá nhiều và dẫn tới trẻ đau dạ dày khi trẻ bị ép ăn.
Tất cả cha mẹ đều mong muốn con mình được ăn uống lành mạnh và đầy đủ. Tuy nhiên, mong muốn trẻ mau lớn, tăng cân của cha mẹ khi nuôi con đôi khi dẫn tới việc trẻ bị ép ăn. Vì những hậu quả có thể gặp phải như trẻ đau dạ dày khi ăn quá nhiều hay các rối loạn hành vi ăn uống về sau, cha mẹ cần tôn trọng nhu cầu cơ bản của con bằng cách lựa chọn thực phẩm cân bằng dinh dưỡng, xây dựng các bữa ăn khoa học trong ngày phù hợp theo sự phát triển của con và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Nguồn tham khảo: childfeedingguide.co.uk, beingtheparent.com, babydestination.com
- Cách nào điều trị chán ăn tâm thần?
- Ăn uống theo cảm xúc và giảm cân
- Kinh nguyệt không đều ở tuổi 41 là dấu hiệu của bệnh gì?