Mục lục
- 1. 1. Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?
- 2. 2. Nguyên nhân trẻ chậm nói
- 3. 3. Những biện pháp hỗ trợ trẻ chậm nói
- 3.1. 3.1 Không bắt chước ngôn ngữ
- 3.2. 3.2 Giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt
- 3.3. 3.3 Dùng đồ chơi dạy trẻ chậm nói
- 3.4. 3.4 Dùng thẻ học kích thích bé chậm nói
- 3.5. 3.5 Để trẻ tự xử lý thông tin
- 3.6. 3.6 Nên cho trẻ đi lớp, nhà trẻ
- 3.7. 3.7 Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử
- 3.8. 3.8 Trò chuyện với trẻ nhiều hơn
- 4. Đánh giá
Trẻ chậm nói là một trong những mối lo cho nhiều cha mẹ. Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh trẻ chậm nói kém thông minh. Vậy trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không?
1. Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?
Tình trạng trẻ chậm nói rất phổ biến, trung bình cứ có 10 trẻ thì sẽ có trẻ chậm nói. Khi gia đình có trẻ bị chậm nói cha mẹ thường sẽ rất lo lắng và băn khoăn không biết liệu bé chậm nói có kém thông minh không. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ sẽ khác nhau.
Vì vậy, việc biết nói sớm hay muộn không hề có ảnh hưởng tới sự thông minh của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải phân định rõ trong trường hợp trẻ được chẩn đoán là chậm phát triển thì trẻ có thể kèm theo chậm biết nói hoặc chậm biết đi. Đối với trường hợp nếu trẻ chỉ chậm biết nói nhưng vẫn biết bò và biết đi thì không có nghĩa trẻ bị chậm phát triển hoặc kém thông minh.
Trẻ chậm nói không phải là vấn đề nghiêm trọng, vì vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu như trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau cha mẹ cần đưa trẻ ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
- Trẻ không có phản ứng gì hay hành động đáp lại cụ thể nào khi được gọi tên. Trẻ đã 18 tháng tuổi chỉ giao tiếp bằng cử chỉ và không thích nói chuyện.
- Thường xuyên gặp khó khăn trong việc lặp lại từ ngữ khi cha mẹ nói. Trẻ đã 2 tuổi nhưng không thể tự nói ra một câu hay một cụm từ, chỉ bắt chước được hành động và lời nói của cha mẹ.
- Trẻ không thể nghe theo các chỉ dẫn đơn giản từ cha mẹ hoặc người thân.
- Trẻ có giọng nói bất thường.
2. Nguyên nhân trẻ chậm nói
2.1 Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm nói hay còn được gọi là chậm phát triển ngôn ngữ gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chậm nói có thể là một trong những triệu chứng của sự trì trệ của ngôn ngữ trên não bộ cho dù tâm lý và trí tuệ trẻ vẫn bình thường hoặc trẻ mắc tự kỷ hoặc cũng có nhiều trường hợp trẻ chậm nói là do bị bệnh bại não, ngoài ra chậm phát triển trí tuệ cũng dẫn đến chậm nói. Thậm chí những trẻ nghe kém cũng sẽ dẫn tới tình trạng chậm nói hoặc không có ngôn ngữ.
Về mặt thể chất, trẻ chậm nói có thể do cấu trúc giải phẫu bất thường trong vòm miệng, ở lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ở lưỡi bị ngắn cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói. Thính giác của trẻ có vấn đề cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc chậm nói, vì vậy các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên kiểm tra thính lực cho bé ngay sau khi sinh. Trẻ khó nghe hoặc không nghe được cũng sẽ gặp khó khăn trong việc bắt chước, học và sử dụng ngôn ngữ.
Về mặt tâm lý, những hành động như tiếp xúc với điện thoại thông minh và xem ti vi quá nhiều cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm nói. Những chiếc tivi hay điện thoại thông minh hiện nay khiến trẻ bị thu hút và đồng thời cũng là phương tiện dỗ dành các trẻ rất hiệu quả nhưng lại có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Xem điện thoại, tivi nhiều khiến cho não trẻ không cần suy nghĩ, dần dần sẽ tạo thói quen lười nói và ngại giao tiếp với người khác.
2.2 Hội chứng Einstein
Triệu chứng nhận biết trẻ chậm nói gây ra bởi hội chứng Einstein, ví dụ như trí nhớ tốt, trẻ có sở thích có tính chọn lọc và có khả năng phân tích xuất sắc. Đây là những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết được trẻ chậm nói nhưng rất thông minh. Lúc này về mặt di truyền hệ thống não của trẻ đã được lập trình sẵn cho việc học tập và đặc biệt là học ngôn ngữ. Ngôn ngữ đó được hình thành từ rất nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là sự kích thích từ môi trường xung quanh. Do vậy, khi cha mẹ hiểu được rõ về chức năng và cách vận động của não bộ thì sẽ có những việc làm giúp cho trẻ cải thiện tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ.
2.3 Hội chứng tự kỷ
Rất nhiều cha mẹ thắc mắc: Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không? Thực tế, trẻ chậm nói không chỉ đơn thuần là chậm nói, nó cũng là biểu hiện của nhiều vấn đề khác và phổ biến nhất đó là hội chứng tự kỷ. Cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần quan tâm và theo dõi trẻ. Đồng thời nên có sự hiểu biết nhất định về hội chứng tự kỷ, khi phát hiệu các dấu hiệu thì cần đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp và sớm nhất cho trẻ.
Xem ngay: Cách luyện nói cho trẻ chậm nói
3. Những biện pháp hỗ trợ trẻ chậm nói
3.1 Không bắt chước ngôn ngữ
Trẻ chậm nói đa phần phát âm sai cách không được chuẩn, thậm chí một số trẻ còn nói ngọng. Nguyên tắc đầu tiên mà cha mẹ cần áp dụng đó là không được bắt chước cách nói của trẻ, bởi vì điều này sẽ khiến cho trẻ hình thành thói quen khó sửa, lâu dần sẽ khiến trẻ nói sai và nói ngọng nhiều hơn.
3.2 Giao tiếp với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt
Trong quá trình giao tiếp, cha mẹ hãy gọi tên trẻ, đồng thời yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt. Điều này sẽ giúp gây sự chú ý của trẻ và tăng tương tác mắt, cũng như tạo chiều sâu trong quá trình giao tiếp. Ngoài ra, cha mẹ thường xuyên thể hiện hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu được hoạt động giao tiếp. Từ đó có thể tạo ra những phản ứng tích cực cho trẻ trong khi giao tiếp. Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ nói chậm, rõ ràng, dễ hiểu, hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt. Một số nguyên tắc áp dụng cho trẻ chậm nói đó là:
- Dạy trẻ học nói từng âm cho đến khi trẻ học được được. Bắt đầu bằng những nguyên âm, sau đó đến các phụ âm.
- Khi giao tiếp với trẻ hãy thực hiện theo nguyên tắc 2/1/2. Có nghĩa là ngắt câu chậm và theo nhịp như 2/1/2 ví dụ như: Lấy/cho bà/cái/bát. Hoạt động này sẽ giúp cho trẻ hiểu được yêu cầu và có phản ứng tốt hơn trong quá trình giao tiếp cũng như thực hiện yêu cầu.
3.3 Dùng đồ chơi dạy trẻ chậm nói
Sử dụng đồ chơi để làm công cụ dạy cho trẻ chậm biết nói bằng cách mua cho trẻ những món đồ chơi như các con thú, hay các con vật dưới nước. Cha mẹ vừa chơi cùng trẻ, đồng thời chỉ vào các con thú, sau đó đọc tên chúng lên, từ đó giúp cho trẻ kết nối được với ngôn ngữ nhanh hơn, vừa có thể ghi nhớ hình dáng con vật và cả tên gọi của chúng. Đây chính là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản nhất mà mang lại hiệu quả cao.
3.4 Dùng thẻ học kích thích bé chậm nói
Mẹ có thể sử dụng thẻ học gồm có các loại quả, các con vật, các loại hoa,... vừa chỉ tay và đọc to cho trẻ nghe, rồi dạy trẻ nói các từ đơn ví dụ như: gà, cá, cây cối, quả, nhà,... Cách học này sẽ giúp kích thích và giúp trẻ hứng thú hơn bởi vì thẻ học có nhiều màu sắc bắt mắt.
3.5 Để trẻ tự xử lý thông tin
Khi cha mẹ đưa ra yêu cầu đối với trẻ cần cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin. Cùng chờ đợi phản ứng trong thời gian khoảng 5-10 giây, nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Lặp lại nhiều lần như vậy trong những tình huống và các trường hợp khác nhau.
3.6 Nên cho trẻ đi lớp, nhà trẻ
Ở lớp học, trẻ phải tự lực nhiều thứ chẳng hạn như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và trẻ bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ để hòa nhập với các bạn khác. Khi đó, chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được.
3.7 Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử
Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, iPad, điện thoại,... Bởi vì đây chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ, làm cho trẻ bị chậm nói.
3.8 Trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Cách đơn giản nhất để giúp trẻ cải thiện khả năng nói đó là trò chuyện với trẻ nhiều hơn hoặc đọc truyện cho trẻ nghe. Cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian để chơi đồ chơi cùng trẻ, tranh thủ cho trẻ tìm hiểu những điều mới lạ xung quanh. Bởi vì làm như vậy sẽ giúp trẻ học được kỹ năng giao tiếp và hạn chế được tình trạng chậm nói ở trẻ.
Tóm lại, trẻ chậm nói là một tình trạng khá phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, việc biết nói sớm hay muộn không hề có ảnh hưởng tới sự thông minh của trẻ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như tự kỷ, hội chứng Einstein,... Vì vậy, khi thấy trẻ chậm biết nói hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và được tư vấn biện pháp can thiệp sao cho phù hợp.
Nếu trẻ chậm biết nói và thực hiện các biện pháp trên không cải thiện thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tổng quát. Đôi khi cũng có thể kiểm tra thính lực vì các vấn đề về thính giác chưa được phát hiện có thể dẫn đến khó khăn khi học nói.
- Bé 24 tháng tuổi chỉ nói vài từ đơn lẻ có phải chậm nói?
- Bé 10 tháng không trườn bò tự ngồi được có phải chậm đi?
- Nhiễm sắc thể vòng 14