Mục lục
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy nhược, chúng có thể xuất phát từ lối sống sinh hoạt, tâm lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của một số tình trạng bệnh lý. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám là việc làm cần thiết đối với cha mẹ khi băn khoăn không biết trẻ bị suy nhược phải làm sao?
1. Bệnh suy nhược ở trẻ em là gì?
Mệt mỏi là cảm giác kiệt sức hoặc thiếu năng lượng. Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi vì vui chơi quá sức, ngủ không ngon, lo lắng, buồn chán hoặc lười vận động. Bất kỳ bệnh lý nào, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm, cũng có thể khiến trẻ bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi và thường sẽ biến mất khi bệnh thuyên giảm. Trẻ sẽ cần đến gặp bác sĩ khi tình trạng suy nhược cơ thể xuất hiện kéo dài trên 2 tuần cùng với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khó thở gia tăng, tiêu chảy, chảy máu bất thường hoặc giảm cân, tăng cân không rõ nguyên nhân.
Bên cạnh đó, bệnh suy nhược ở trẻ em có nhiều biểu hiện liên quan đến cả thể chất và cảm xúc của trẻ. Một đứa trẻ bị suy nhược cơ thể có thể có các biểu hiện sau:
- Cực kỳ mệt mỏi (cảm giác rất mệt mỏi và yếu ớt)
- Chán ăn
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Không hứng thú với các hoạt động mà trẻ yêu thích hằng ngày.
- Trầm cảm, chán nản
- Giảm tập trung và trí nhớ kém
Những đứa trẻ khác nhau sẽ không có cùng một biểu hiệu. Hơn nữa, các biểu hiện của một đứa trẻ bị suy nhược không thực sự đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Điều này làm cho việc điều trị có thể bị chậm trễ.
2. Tại sao trẻ bị suy nhược cơ thể?
Nguyên nhân khiến trẻ bị suy nhược cơ thể khá đa dạng. Một số nguyên nhân khá đơn giản, nhưng cũng có một số bệnh lý tiềm ẩn đằng sau cần được phát hiện và điều trị sớm, trước khi để lại các hậu quả lên sự phát triển của trẻ. Bệnh suy nhược ở trẻ em có thể là hậu quả của một trong số các vấn đề sau:
- Rối loạn giấc ngủ: Nếu một đứa trẻ không ngủ đủ giấc, chúng sẽ dễ dàng trở nên mệt mỏi. Các vấn đề về giấc ngủ có thể gặp ở lứa tuổi đến trường khi trẻ cần thức khuya để hoàn thành bài tập về nhà hoặc bất cứ lý do gì. Trẻ em cần ngủ ít nhất 8 đến 10 tiếng mỗi đêm, nếu thời gian này bị rút ngắn đi, sức khỏe và thể trạng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng có thể bị thức giấc thường xuyên vào ban đêm, có thể do trẻ đói, lạnh hoặc đau.
- Ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị ngưng thở khi ngủ là do viêm phì đại amidan hoặc u tuyến phì đại, nhưng cũng có những nguyên nhân khác.
- Tác dụng phụ của một số thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây buồn ngủ, bao gồm cả các loại thuốc dị ứng thông thường. Chính tác dụng phụ này khiến trẻ có biểu hiện mệt mỏi.
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như vi rút Epstein-Barr. Khi mắc các bệnh nhiễm trùng, trẻ rất dễ mệt mỏi, trong đó một số bệnh có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.
- Các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như hen phế quản, đái tháo đường, bất thường chức năng tuyến giáp. Khi các bệnh mãn tính không được kiểm soát tốt, chúng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi hay bệnh suy nhược ở trẻ em. Ví dụ, trẻ bị hen phế quản không được kiểm soát tốt có thể cảm thấy khó thở thường xuyên, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, cảm giác mệt mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy điều gì đó không ổn, báo hiệu một căn bệnh tiềm tàng ở trẻ..
- Thiếu máu. Các tế bào hồng cầu trong máu có nhiệm vụ mang oxy đến các tế bào trong cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu máu, trẻ thường bị suy nhược cơ thể và dễ cảm thấy mệt mỏi.
- Suy giáp: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hóc môn, quá trình trao đổi chất trong cơ thể có thể chậm lại và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
- Các vấn đề liên quan đến tim mạch.: Trường hợp này rất hiếm gặp ở trẻ em, nhưng nếu có bất thường, trẻ có thể mệt mỏi nhiều và kéo dài, hạn chế các vận động thể lực.
- Ung thư hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Những nguyên nhân này cũng rất hiếm, nhưng vẫn cần được lưu tâm vì biểu hiện trẻ bị suy nhược cơ thể có thể là một trong những triệu chứng ban đầu.
- Trầm cảm, lo lắng hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần khác: Trẻ em cũng giống như người lớn, chúng vẫn có thể gặp phải các căng thẳng trong cuộc sống. Khi đó, chúng sẽ biểu hiện trạng thái mệt mỏi. Đây là một nguyên nhân khá phổ biến, dễ gặp hơn các bệnh lý được kể trên.
Giống như người lớn, trẻ em có thể bị bệnh suy nhược mãn tính mà không có bất kỳ lý do y tế rõ ràng nào.
3. Trẻ bị suy nhược phải làm sao?
Trẻ bị suy nhược cơ thể ngắn hạn trong thời gian bị bệnh hoặc trong các khoảng thời gian vui chơi và học tập quá sức thực sự không phải là một vấn đề đáng lo. Khi những yếu tố có hại này biến mất, thông thường sức khỏe của trẻ sẽ được phục hồi sau đó. Tuy nhiên, nếu trẻ bị suy nhược cơ thể kéo dài trong hơn một hoặc hai tuần, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Bác sĩ có thể khai thác tiền sử bệnh suy nhược cơ thể ở trẻ em và bất kỳ triệu chứng liên quan nào, đồng thời đặt câu hỏi về tình hình sức khỏe tổng quan của trẻ, bao gồm các thói quen sinh hoạt, giấc ngủ và bất cứ điều gì có thể khiến trẻ căng thẳng hoặc lo lắng.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất kỹ lưỡng, xem xét cân nặng, chiều cao và sự phát triển của trẻ để tìm kiếm bất kỳ bất thường nào về mặt thể chất.
- Bác sĩ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Việc kiểm tra sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và tình hình sức khỏe chung của trẻ. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chẳng hạn như X-quang ngực.
Cha mẹ cần quyết định xem trẻ có thực sự cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa tâm lý hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác để giải quyết các nguyên nhân tâm lý khiến trẻ bị suy nhược cơ thể hay không.
Hầu hết lý do gây ra bệnh suy nhược ở trẻ em không có gì nghiêm trọng và thường có thể điều trị được. Vì vậy, thay vì lo lắng hoặc tốn thời gian tìm kiếm các thông tin không chính thống trên mạng internet, hãy gọi đến văn phòng bác sĩ của trẻ và đặt lịch hẹn. Đây là cách nhanh nhất để tìm ra vấn đề gì đang xảy ra ở trẻ và giúp trẻ sớm lấy lại cảm giác khỏe mạnh.
Ngoài ra, trong quá trình trẻ bị suy nhược cơ thể, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt, hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi.
Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
- Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 1 tuổi
- Nguyên nhân khiến trẻ ốm vặt
- Vì sao biếng ăn kéo dài và bố mẹ cần phải kiên trì?