17-01-2024 11:34

Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì?

Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì?

Dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động của chúng ta. Đặc biệt ở trẻ em, chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, trí não, tăng cường sức đề kháng với bệnh tật. Bài viết sau đây hướng dẫn cha mẹ chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi và giải đáp thắc mắc trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì?

1. Các chỉ số dinh dưỡng ở trẻ 8 tháng tuổi

Trước khi tìm hiểu trẻ 8 tháng ăn được những gì, việc đầu tiên cha mẹ cần tìm hiểu và đánh giá các chỉ số dinh dưỡng về cân nặng, chiều cao con mình có đạt chuẩn hay chưa.

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), các thông số cân nặng, chiều cao của bé trai 8 ở các mức độ như sau:

  • Cân nặng trung bình là 8.6kg
  • Suy dinh dưỡng khi bé nặng dưới 7kg. Đặc biệt những bé nặng từ 7.7kg trở xuống được xếp vào nhóm nguy cơ cao suy dinh dưỡng.
  • Nguy cơ béo phì khi bé trai 8 tháng nặng từ 9.6kg trở lên và được xem là béo phì khi cân nặng vượt quá 10.5kg.
  • Chiều cao trung bình của bé độ tuổi này là khoảng 68.3cm.

Các chỉ số của bé gái 8 tháng tuổi theo tiêu chuẩn của WHO:

  • Cân nặng trung bình là 7.9kg
  • Suy dinh dưỡng: Cân nặng dưới 6.3 kg. Tương tự với bé trai, bé gái 8 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng khi có cân nặng dưới 7kg.
  • Nguy cơ béo phì ở bé gái 8 tháng tuổi là 9kg và béo phì khi bé nặng 10kg trở lên.
  • Chiều cao trung bình của bé là khoảng 68.7cm.
bé 8 tháng ăn được gì
Giải đáp thắc mắc bé 8 tháng ăn được gì?

2. Bé 8 tháng ăn được những gì?

Ở những trẻ phát triển bình thường, chỉ số cân nặng trong 3 tháng đầu đời thường tăng trưởng rất nhanh. Mỗi tháng bé có thể nặng thêm trung bình 600 - 800g, và thậm chí có những bé tăng đến 1kg/tháng trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, sau giai đoạn thích nghi với môi trường bên ngoài này, cân nặng bé có xu hướng tăng chậm lại, những bé từ 3-6 tháng tuổi tăng khoảng 500 - 600g mỗi tháng, từ 6-12 tháng tuổi còn khoảng 400g mỗi tháng.

Hơn thế nữa, những bé sau 12 tháng tuổi mức độ tăng trưởng cân nặng sẽ chậm hơn nữa và phần nào đó gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ, tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn bình thường nên mẹ hãy yên tâm và tìm hiểu xây dựng cho bé chế độ ăn uống, bú sữa mẹ khoa học, hợp lý. Chỉ cần bé vẫn ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, vui chơi bình thường và cân nặng vẫn tăng đều đặn mỗi tháng (dù có chậm hơn trước đó) chúng tỏ trẻ vẫn đang phát triển tốt.

Khoa học trước nay đã chứng minh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và duy nhất cho trẻ trong 6 tháng tuổi đầu đời. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, các khoáng chất cần thiết để bé có thể phát triển, tăng trưởng bình thường. Tuy nhiên, những khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 7 trở đi, nguồn sữa mẹ chỉ có thể đáp ứng khoảng 60% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Do đó, cha mẹ cần có kế hoạch xây dựng chế độ ăn dặm cho trẻ ở giai đoạn này, đặc biệt là những bé 8 tháng tuổi với mục đích chính là bổ sung các dưỡng chất quan trọng đảm bảo sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Vậy câu hỏi đặt ra là bé 8 tháng ăn được gì?

Bữa ăn dặm của trẻ 8 tháng tuổi thường được chế biến ở dạng bột, súp hoặc cháo và phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu, khả năng tiêu hóa của bé. Các món ăn nên có độ đặc loãng phù hợp với từng trẻ, tốt nhất mẹ nên tập cho bé quen từ các bữa ăn ở dạng lỏng, loãng và chuyển sang đặc dần.

Giai đoạn bé 8 tháng tuổi tốt nhất vẫn nên duy trì bú sữa mẹ và bổ sung chế độ ăn dặm với cách xây dựng phù hợp, đầy đủ các chất thiết yếu, thay đổi theo nhu cầu, số lượng tăng dần để trẻ tập làm quen. Thành phần các bữa ăn chính trong chế độ ăn dặm của trẻ cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất sau:

  • Tinh bột hay đường (có trong gạo, khoai tây...): Nhu cầu của trẻ là khoảng 20-30 gram mỗi bữa ăn.
  • Chất đạm hay protein (có trong trứng, thịt, tôm, cua, cá...): Bé 8 tháng tuổi cần khoảng 20-30 gram mỗi bữa ăn.
  • Chất béo (có thể có nguồn gốc động vật hoặc dầu thực vật): Nhu cầu lipid của những trẻ mới làm quen với ăn dặm là khoảng 2,5ml mỗi bữa. Sau vài tuần có thể tăng lên 5-10ml mỗi bữa chính;
  • Các vitamin, khoáng chất như kẽm, selen, crom, vitamin C, vitamin B1, B6 (có trong các loại rau củ quả): Trẻ cần khoảng 20 gram mỗi bữa chính. Những khoáng chất là góp phần cải thiện vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn và qua đó giúp tăng trưởng chiều cao, cân nặng theo tiêu chuẩn. Đồng thời chúng còn hỗ trợ duy trì, phát triển hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng và giúp trẻ 8 tháng ít ốm vặt, hạn chế các vấn đề tiêu hóa.

Bữa phụ trong chế độ ăn dặm của trẻ 8 tháng tuổi thường bao gồm các loại bánh ăn dặm, trái cây tươi, váng sữa hoặc sữa chua... Các bữa phụ có thể đáp ứng khoảng 5 – 10% nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ. Một vấn đề mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý là bên cạnh cho trẻ tập chế độ ăn dặm, trẻ vẫn cần tiếp tục bú sữa mẹ 600 – 700ml mỗi ngày và uống thêm nhiều nước.

Một số thực phẩm giúp gợi ý cho cha mẹ trong việc lựa chọn thực phẩm cho bé 8 tháng ăn được gì:

  • Trái cây: Trái cây tươi là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Bên cạnh những loại quả quen thuộc như táo, chuối, đu đủ... cha mẹ còn có những lựa chọn chất lượng khác như kiwi, dâu tây, lựu. Một lưu ý khi chế biến, cha mẹ nên ưu tiên cắt trái cây thành những thanh dài hoặc có nhiều hình dạng khác nhau giúp bé 8 tháng tuổi tập thói quen tự cầm thức ăn bằng tay.
  • Rau củ: Chế độ ăn dặm với rau củ cần được cha mẹ thay đổi dần cách chế biến từ nghiền, xay nhuyễn sang những thanh rau củ hấp. Khi xây dựng món ăn nên kết hợp đa dạng các loại rau củ giàu chất dinh dưỡng như súp lơ, bông cải xanh, đậu Hà Lan hay bí đỏ... mang lại hiệu quả rất tốt trong sự phát triển thể chất, não bộ của bé.
  • Các loại cá: Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Cá chép, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 và rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ trẻ 8 tháng tuổi. Cách chế biến cá cho bé ăn dặm rất đa dạng như xay nhuyễn, nấu canh, nấu cháo và tạo sự thích thú cho trẻ.
  • Đậu phụ: Làm từ đậu nành nên rất giàu protein và tốt cho các bé đang phát triển, đặc biệt là bé 8 tháng tuổi. Bên cạnh đó, đậu phụ là lựa chọn rất an toàn cho những bé mắc hội chứng bất dung nạp lactose.
  • Thịt gà: Đây là loại thịt rất quen thuộc, lành mạnh nhất và có thể xuất hiện trong chế độ ăn dặm của trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên dưới dạng xay nhuyễn hoặc súp.
  • Trứng: Chứa nhiều chất béo tốt và protein lành mạnh. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc trứng lên và cắt thành những miếng vừa ăn. Lưu ý những bé 1 tuổi các mẹ chỉ nên cho ăn lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, một vấn đề cần quan tâm là trứng thuộc nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Sữa chua: Sữa chua làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức là một món ăn phù hợp với bé. Sữa chua cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, các vitamin và chất khoáng thiết yếu.
bé 8 tháng ăn được gì
Bữa phụ của bé 8 tháng thường có thể là bánh ăn dặm

3. Có nên bổ sung canxi cho bé 8 tháng tuổi?

Trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì thì một trong số đó không thể thiếu chính là các loại thực phẩm giàu canxi. Các loại thực phẩm giàu canxi thường được kể đến bao gồm: sữa, các chế phẩm từ sữa (như sữa chua, phô mai), các loại hải sản, các loại đậu, ngũ cốc, rau có màu xanh đậm... Trong 100ml sữa tươi hoặc 1 hộp sữa chua hay 1 miếng phô mai cung cấp khoảng 100mg canxi.

Cha mẹ nên đánh giá lại chế độ ăn dặm của bé 8 tháng tuổi về sự đa dạng, có bao gồm thực phẩm giàu canxi hay chưa. Nhu cầu canxi cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi là khoảng 400mg mỗi ngày nên nếu trẻ vừa bú sữa mẹ vừa có chế độ ăn dặm đa dạng thì bé đã được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết.

Ngoài ra, để trẻ hấp thu canxi tốt nhất, cha mẹ nên chú ý vấn đề bổ sung vitamin D vì hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ và thực phẩm thường thấp. Một biện pháp bổ sung vitamin D hiệu quả là cho trẻ tắm nắng hoặc đôi khi sử dụng các sản phẩm bổ sung bên ngoài.

Bên cạnh việc duy trì cho trẻ một chế một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh, khoa học, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho bé như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

XEM THÊM:
  • Chọn sữa cho trẻ béo phì
  • Trẻ ở trong nhà nhiều có tốt không?
  • Nguy cơ mắc tiểu đường hậu Covid 19 ở trẻ em

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan