Mục lục
Trẻ 4 tuổi bị táo bón nặng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Mặc dù chứng bệnh này không ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe cho trẻ nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ mắc táo bón. Vì vậy, vẫn cần tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả giúp trẻ cải thiện tình trạng khó chịu này.
1. Táo bón ở trẻ 4 tuổi và nguyên nhân
Táo bón được biết đến như chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá của trẻ, khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi đại tiện. Khi trẻ 4 tuổi bị táo bón sẽ thường xuất hiện một số biểu hiện như: trẻ đi đại tiện ít hơn khoảng 3 lần trong 1 tuần, lượng phân đi trong một lần của trẻ khá ít, và phân có trạng thái cứng. Trẻ bị đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện; trẻ bị chướng bụng đầy hơi, khó chịu.
Nguyên nhân chính gây ra những tình trạng táo bón của trẻ có thể kể tới như:
- Chế độ ăn hàng ngày của trẻ do thiếu hụt hàm lượng chất xơ cần thiết chẳng hạn như rau, củ, quả hoặc trẻ ăn quá nhiều tinh bột và chất béo khiến cho phân của trẻ rắn và khi đi đại tiện rất khó đẩy ra ngoài.
- Hàm lượng nước sử dụng một ngày của trẻ không đáp ứng đủ với nhu cầu khuyến nghị. Cơ thể rất cần được cung cấp đủ lượng nước giúp cho những hoạt động cần thiết hàng ngày. Khi trẻ không uống đủ nước sẽ khiến cho phân khô rắn và lâu ngày dần sẽ dễ dàng hình thành bệnh táo bón.
- Bé vận động cơ thể ít: Bé thường xuyên ngồi xem ti vi hay sử dụng điện thoại hoặc máy tính nên sẽ làm giảm cường độ hoạt động vận động của trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ. Hơn nữa, trẻ sử dụng lượng thức ăn nhiều hơn so với nhu cầu khiến cho hệ tiêu hoá hoạt động kém và gây nên tình trạng táo bón.
- Bé có thói quen nhịn đi đại tiện: Trường hợp nhiều bé mải chơi, khi buồn đi đại tiện bé không đi mà nhịn để tiếp tục chơi. Quá trình này diễn ra nhiều lần khiến cho cơ thể bé nhận sai tín hiệu và dễ dàng gây nên tình trạng táo bón.
- Khi bé sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh chẳng hạn như ho, sổ mũi, ... có thể để lại những tác dụng phụ gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, và dẫn đến táo bón ở trẻ.
- Một nguyên nhân nhỏ liên quan đến bệnh lý trẻ mắc phải: Trẻ mắc một số bệnh như thiếu máu hoặc các bệnh liên quan đến trực tràng, thần kinh... cũng có thể là nguy cơ gây nên tình trạng trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày.
2. Một số phương pháp điều chỉnh giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 4 tuổi
Trẻ 4 tuổi táo bón nặng hay nhẹ đều cần được tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng nhưng những thay đổi trong ăn uống và sinh hoạt giúp trẻ cải thiện được tình trạng bệnh. Một số phương pháp cải thiện tình trạng táo bón cha mẹ có thể áp dụng:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ: Khi trẻ 4 tuổi bị táo bón nên ăn gì? Việc thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ có thể khá cần thiết ở thời kỳ này. Bởi sử dụng thực phẩm không hợp lý trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ có thể khiến cho tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn. Và để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ, cha mẹ cần quan tâm nhiều đến những loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất... giúp cung cấp cho trẻ đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể sử dụng một số loại thực phẩm nhuận tràng, giúp chống táo bón cho trẻ như rau cải, bắp cải, táo, dâu, chuối, khoai lang, cà rốt, sữa chua... Hơn nữa, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ uống đủ nước mỗi ngày giúp cho đường ruột của trẻ làm việc hiệu quả hơn, và phân trong ruột già cũng trở nên mềm hơn và dễ thoát ra ngoài hơn khi đi đại tiện
- Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt: Trẻ 4 tuổi bị táo bón cha mẹ nên giúp trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày chẳng hạn như: tạo điều kiện để trẻ được tăng cường vận động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ hoặc tập yoga. Tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng giờ và nên thực hiện vào buổi sáng. Hướng dẫn trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và không nên ăn vặt vào lúc đêm tối. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đi vệ sinh khi cơ thể trẻ có nhu cầu, không nên để tình trạng trẻ nhịn đại tiện nhiều lần dẫn đến ảnh hưởng.
- Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn và lối sống thì cha mẹ cũng nên thử áp dụng một số phương pháp dân gian giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ như: Ngâm mông trẻ vào trong nước ấm khi trẻ gặp khó khăn trong quá trình đi đại tiện. Hoặc sử dụng rau mồng tơi để ngoáy hậu môn có thể nhớt ở cọng mồng tơi sẽ giúp cho phân dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Cha mẹ lưu ý khi sử dụng cọng mồng tơi cần chọn ngọn non và rửa thật sạch, sau đó tước bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đưa nhẹ cọng mồng tơi vào hậu môn của trẻ ngoáy khoảng từ 3 đến 4 lần. Hay có thể sử dụng phương pháp massage bụng cho trẻ. Phương pháp này thực sự khá quen thuộc giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Khi thực hiện phương pháp cha mẹ nhớ xoa tay đều theo chiều kim đồng hồ quanh vùng rốn và thực hiện mỗi ngày từ khoảng 2 đến 3 lần.
- Sử dụng men vi sinh giúp hoạt động đường ruột của trẻ hoạt động tốt hơn. Cha mẹ có thể tìm hiểu và nhờ sự tư vấn của bác sĩ lựa chọn sản phẩm men vi sinh phù hợp cho trẻ giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng tiêu hoá của trẻ. Men vi sinh được biết đến như chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Khi bổ sung men vi sinh trẻ hệ tiêu hoá của trẻ sẽ hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hoá. Men vi sinh còn giúp trẻ hấp thu thức ăn cũng như chất dinh dưỡng tốt hơn, khiến trẻ ăn ngon miệng hơn.
Một số lưu ý cha mẹ cần thực hiện giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón :
- Cha mẹ không nên tức giận hoặc la mắng khiến ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Không nên bắt trẻ ngồi trong toilet quá lâu cho đến khi trẻ đi đại tiện được: những chuyển động của ruột sẽ hoạt động khi cơ thể sẵn sàng. Nên khi ép trẻ cố gắng đi đại tiện sẽ khiến cho trẻ ức chế.
- Không cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có khả năng gây nên tình trạng táo bón. Sử dụng nhiều đường và carbs tinh chế được coi như thủ phạm gây ra táo bón ở trẻ.
Song song với việc tìm giải pháp điều trị táo bón ở trẻ 4 thì cha mẹ cần tìm hiểu thêm các biện pháp phòng ngừa giúp trẻ không gặp tình trạng khó chịu này. Trong trường hợp nếu tình trạng táo bón của con kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm có những chỉ định phù hợp.
Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B ,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
- Trẻ bị nhiệt miệng chữa thế nào nhanh khỏi?
- Trẻ 4 tháng tuổi đi ngoài 7-10 ngày/lần phải làm sao?
- Trẻ bú mẹ và uống sữa công thức ít đi ngoài, phân có màu xanh đậm có bình thường không?