Mục lục
Trẻ 14 tháng biếng ăn phải làm sao là băn khoăn lo lắng của không ít cha mẹ. Trước đây, nhiều người cho rằng sự can thiệp của người lớn đối với chứng rối loạn ăn uống của trẻ sẽ khiến vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Giờ đây, các nhà nghiên cứu nhi khoa cho thấy cha mẹ mới là đồng minh tốt nhất của con trong giai đoạn chuyển tiếp này, nếu được trang bị những kiến thức và kỹ năng nuôi con nhất định.
1. Tin tưởng vào bản năng làm cha mẹ của mình
Thông thường những trẻ 14 tháng biếng ăn sẽ không quan tâm đến việc ăn uống hay thậm chí không biểu hiện bệnh lý gì. Trẻ vẫn chạy nhảy và vui đùa như bình thường, mặc dù một số trẻ có thể chậm tăng trưởng hay nhẹ cân so với tiêu chuẩn.
Vì trẻ không thể hiện cảm giác thèm ăn trong khi cảm giác đói lại diễn ra rất nhanh, do đó cha mẹ cần sẵn sàng thức ăn cho trẻ bất cứ lúc nào, đồng thời hãy quan sát chúng thật kỹ. Khi đó, bản năng làm cha mẹ của mình sẽ giúp bạn nhận ra trẻ cần bổ sung năng lượng kịp thời. Trẻ 14 tháng không chịu ăn có thể là trong các bữa ăn chính với một bát cháo súp đầy ắp và nhàm chán. Tuy nhiên, chắc chắn trẻ sẽ khó cưỡng lại được sức hấp dẫn của những miếng bánh gạo bổ dưỡng cho trẻ em hay những cốc sữa béo mát lạnh trong bữa ăn dặm giữa ngày.
2. Đừng đổ lỗi cho bản thân
Phản ứng chung của cha mẹ khi biết con mình có bất kỳ vấn đề hoặc bệnh tật nào là tự trách bản thân. Thực tế, cha mẹ không phải là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ trong giai đoạn này. Do đó, bất cứ lúc nào cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ 14 tháng không chịu ăn là thời gian đã bị bỏ qua một cách lãng phí. Hơn nữa, những việc này càng khiến việc chăm sóc con trở nên áp lực, căng thẳng.
Thay vào đó, hãy tập trung cải thiện trẻ 14 tháng biếng ăn bằng cách làm theo các bước còn lại dưới đây. Những thay đổi từ lựa chọn, hình thức món ăn cho đến tạo không gian thoải mái cho việc ăn uống, tâm lý của mẹ và bé là những điều có ý nghĩa quan trọng.
3. Tập trung, cải thiện tình trạng trẻ 14 tháng không chịu ăn
Với những băn khoăn trẻ 14 tháng biếng ăn phải làm sao thì cha mẹ có thể thực hiện bằng các cách sau đây:
- Cha mẹ làm mẫu ăn nhiều loại thức ăn khác nhau cho trẻ làm theo
- Nên cho bé ngồi ăn chung với bữa ăn gia đình, được tham gia giao lưu với các thành viên khác để xây dựng hành vi ăn uống đúng đắn.
- Cho bé cơ hội được nếm thức ăn của người lớn nhưng phù hợp với bé để cảm nhận sự trưởng thành của bản thân
- Tập cho bé cảm nhận các dấu hiệu bên trong cơ thể như cảm giác đói hay cảm giác no cũng như sự thích thú, ngon miệng.
- Ưu tiên chọn các loại thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động thể chất lành mạnh và phát triển theo biểu đồ cân nặng, chiều cao ở trẻ nhỏ.
- Tuân thủ theo quy tắc thiết kế thực đơn cho trẻ mỗi ngày, trong đó có sự phân chia rõ ràng giữa các bữa ăn. Một bữa ăn chính cho trẻ không kéo dài quá 30 phút; nếu trẻ không tiêu thụ hết thức ăn trong dĩa thì cần chấm dứt bữa ăn và chờ đến cữ ăn tiếp theo.
- Khuyến khích em bé tự chọn loại thức ăn cho mình cũng như cách ăn, một hình thức của chế độ ăn dặm tự chỉ huy.
- Hạn chế cho bé uống sữa mẹ hay sữa công thức để trẻ hợp tác ăn thức ăn dạng đặc
- Không lạm dụng các chất bổ sung dinh dưỡng tổng hợp.
Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa chơi vì sẽ gây lạc hướng trẻ, làm trẻ mất khả năng tập trung cảm nhận vị ngon của thức ăn hay cảm giác no đói, thậm chí sẽ làm tăng nguy cơ hóc dị vật đường thở khi trẻ nuốt.
4. Thăm khám định kỳ sức khỏe trẻ em
Trẻ 14 tháng không chịu ăn hay gặp các vấn đề về đường tiêu hóa có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Khả năng này càng đặc biệt nghi ngờ khi chứng biếng ăn có kèm bằng chứng chậm tăng trưởng thể chất và vận động của trẻ.
Theo đó, sự thăm khám tầm soát bệnh lý cho trẻ bất cứ lúc nào đều cần thiết. Những bất thường bẩm sinh về cấu trúc trên hệ thống tiêu hóa khá thường gặp. Nếu trong trường hợp này đôi khi cần được nuôi dưỡng theo một chế độ ăn uống đặc biệt. Thậm chí, một số trẻ còn đòi hỏi được can thiệp ngoại khoa chỉnh sửa hoàn chỉnh để chức năng tiêu hóa toàn vẹn, đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của trẻ theo từng giai đoạn.
5. Tham vấn ý kiến chuyên môn
Việc đến gặp bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng không bao giờ là quá muộn. Điều này có thể giúp trang bị kiến thức cho cha mẹ phát hiện sớm sự khởi phát của chứng rối loạn ăn uống và ngăn ngừa nó tiến triển.
Khi đến cuộc hẹn với bác sĩ, cha mẹ cần lập danh sách những điều lo lắng hay gặp khó khăn như trẻ 14 tháng biếng ăn phải làm sao hay các xử trí khi trẻ ăn ngậm. Đồng thời, cha mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn một bản sao biểu đồ tăng trưởng của trẻ và thảo luận với bác sĩ cách thức can thiệp dinh dưỡng hiệu quả và phù hợp nhất cho trẻ.
Tóm lại, trẻ 14 tháng biếng ăn dù khiến cha mẹ luôn lo lắng nhưng đây là vấn đề khá thường gặp. Và may mắn thay, tình trạng này chỉ khu trú trong lứa tuổi này của trẻ cũng như việc can thiệp sớm giúp cải thiện đáng kể tiên lượng. Quan trọng vẫn là kiến thức và kỹ năng nuôi con của cha mẹ; theo dõi sự tăng trưởng của con qua từng tháng, thăm khám sức khỏe nhi khoa theo hẹn đồng thời tham vấn ý kiến chuyên môn khi cần thiết.
Ngoài ra, để tránh tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài, cha mẹ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
- Nên làm gì khi trẻ ăn ngậm?
- Trẻ 4 tháng tuổi lười bú phải làm sao?
- Đặc điểm tâm lý trẻ 8-10 tuổi