17-01-2024 12:19

Tips khắc phục tình trạng hay ốm vặt ở trẻ

Tips khắc phục tình trạng hay ốm vặt ở trẻ

Tình trạng ốm vặt ở trẻ nhỏ xảy ra rất thường xuyên đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, hầu như bất cứ mẹ bỉm sữa nào cũng từng đau đầu vì con hay bệnh, bệnh lâu khỏi và thường xuyên ốm lại.

Tips khắc phục tình trạng hay ốm vặt ở trẻ

Nội dung được tư vấn chuyên môn bởi BSCKI Cao Thị Giang - Trung tâm Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hay ốm vặt

Nhiều bà mẹ vì lo lắng cho sức khỏe của con, tìm đủ mọi cách mà tình trạng ốm vặt của bé vẫn không thuyên giảm. Nguyên nhân là do đâu và chúng ta phải làm gì để cải thiện?

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ hay ốm vặt là do hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu. Các mẹ thường cố gắng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn phong phú và các thực phẩm giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn chưa hoàn chỉnh nên các bé có thể không hấp thụ hết các dưỡng chất từ bữa ăn.

Đồng thời, đôi khi chúng ta cũng gặp những sai lầm trong cách chế biến, bảo quản thực phẩm như: thực phẩm không tươi hay nấu quá kỹ khiến các vitamin và dưỡng chất trong thực phẩm giảm đi hoặc biến mất. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng trẻ ăn nhiều mà vẫn gầy gò, thiếu chất. Và đương nhiên sức đề kháng của trẻ cũng không được cải thiện.

Nguyên nhân thứ 2: Bổ sung dinh dưỡng không đủ (cả về dinh dưỡng đa lượng lẫn vi lượng): Đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu phát triển, việc cung cấp đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Trên thực tế tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu hụt dinh dưỡng là khá cao do bố mẹ không cân bằng được chế độ dinh dưỡng hàng ngày, không biết con mình thiếu hụt nhóm chất nào và bổ sung sao cho hợp lý.

Muốn trẻ có một hệ miễn dịch khỏe, cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất (đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B, vitamin C trong bữa ăn hàng ngày. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất, nhờ đó cơ thể trẻ được cân bằng, khỏe mạnh.

Bên cạnh việc bổ sung các vitamin, khoáng chất cho trẻ từ trái cây, sữa chua để nâng cao sức khỏe đường ruột, tăng sức đề kháng cho cơ thể; kẽm cũng là 1 vi khoáng được biết đến có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn kích thích trẻ ăn ngon, phòng tránh một số bệnh do virus mà trẻ rất hay gặp phải như cảm cúm, viêm họng,....

Nguyên nhân thứ 3: Lạm dụng thuốc kháng sinh. Thông thường vì công việc bận rộn nhiều bố mẹ thường tự mua thuốc kháng sinh cho bé uống khi bị ốm thay vì đưa trẻ đi khám bệnh. Tuy nhiên, việc cho trẻ sử dụng kháng sinh mỗi khi ốm có thể đã vô tình làm tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn chính có ích trong ruột. Điều này làm giảm khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể và khiến trẻ càng hay mắc bệnh

Để hạn chế việc cho trẻ sử dụng kháng sinh mỗi khi trẻ ốm, mẹ cần theo dõi và đưa bé khám tư vấn từ bác sĩ. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng 1 số bài thuốc dân gian. Ví dụ như:

  • Nếu trẻ bị ho húng hắng mẹ có thể dùng mật ong ( với trẻ trên 1 tuổi), quất, đường phèn, húng chanh,... để chữa bệnh.
  • Còn đối với các bệnh tiêu hóa, mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống, massage bụng thường xuyên cho trẻ, cho trẻ ăn các thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua, váng sữa,...
Giải pháp nào giúp trẻ hạn chế tình trạng ốm vặt?
Giải pháp nào giúp trẻ hạn chế tình trạng ốm vặt?

Nguyên nhân thứ 4: các mẹ bỉm sữa hay mắc phải khi chăm con là bảo bọc các bé quá kỹ, không để trẻ được vận động, tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều này sẽ khiến các bé ngày càng mất đi khả năng chống chịu, thích ứng và phòng vệ tự nhiên của cơ thể và thường xuyên ốm vặt.

Các bé nên được thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, hấp thu vitamin D lại có ích trong việc tăng số lượng tế bào miễn dịch của cơ thể.

Nguyên nhân thứ 5 cũng là nguyên nhân cuối cùng chính là: môi trường sống không vệ sinh và các thói quen ở trẻ như hay đưa tay lên miệng ngậm, ngậm đồ chơi,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt. Bởi vì khi môi trường không vệ sinh sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh cho trẻ.

Vì thế, bố mẹ nên chăm dọn dẹp nhà cửa, đồ chơi, giữ môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ và sửa chữa những thói quen xấu , không vệ sinh của bé để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

2. Cách cải thiện giúp trẻ hạn chế ốm vặt

Vì lo lắng, sốt ruột nên nhiều bố mẹ chưa chọn các loại thuốc bổ hay thực phẩm bổ sung vi chất mà chưa biết rõ cơ thể bé đang thiếu những chất gì? Vì vậy, để có thể khắc phục tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, bố mẹ nên được bác sĩ tư vấn và tìm ra nguyên nhân khiến con hay ốm vặt; từ đó có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng cho trẻ.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì cho các bé nhà mình duy trì bổ sung vi chất cho trẻ và không nên ngắt quãng nếu thấy con mình đã khỏe.

XEM THÊM:
  • Tại sao sức đề kháng của trẻ dễ suy giảm từ tháng thứ 6?
  • Trẻ bị ốm nên ăn cháo gì?
  • Cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan