17-01-2024 10:25

Tinh thể nước tiểu: Nguyên nhân và phân loại

Tinh thể nước tiểu: Nguyên nhân và phân loại

Tinh thể nước tiểu hình thành là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ hình thành sỏi thận và các biến chứng nhiễm trùng liên quan nếu không đi khám và điều trị sớm. Tinh thể nước tiểu được xác định bằng cách thực hiện xét nghiệm nước tiểu.

1. Tại sao có tinh thể trong nước tiểu?

Tinh thể nước tiểu là hiện tượng các chất hóa học trong nước tiểu đông đặc lại. Nó có thể được tìm thấy trong nước tiểu của những người khỏe mạnh do các vấn đề nhỏ như thừa protein hoặc thừa vitamin C. Nhiều loại tinh thể nước tiểu tương đối vô hại.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tinh thể nước tiểu có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là khi có kèm theo các triệu chứng sốt, đau bụng, máu trong nước tiểu, vàng da, mệt mỏi.

Quan sát bằng mắt thường, nước tiểu có cặn có thể là dấu hiệu của việc có tinh thể trong nước tiểu. Lắng cặn trong nước tiểu có thể cảnh báo nhiều bệnh lý đường tiết niệu, bạn nên đi khám và điều trị sớm.

Đau nhức đầu, mệt mỏi sau bị đánh vào đầu có sao không?
Tinh thể nước tiểu có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

2. Các loại tinh thể nước tiểu

2.1. Axit uric

Tinh thể axit uric tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau như hình cái thùng, dạng tấm, hình kim cương và thường có màu nâu cam hoặc vàng. Ở người bình thường, chúng có thể được tìm thấy trong nước tiểu do ở người có chế độ ăn giàu protein.

Tinh thể axit uric cũng có thể xuất hiện trong các bệnh sỏi thận, gút, hóa trị hoặc hội chứng tiêu khối u. Dấu hiệu nhận biết sỏi thận gồm đau dữ dội vùng bụng, mạn sườn hoặc háng, buồn nôn và máu trong nước tiểu. Bệnh gút biểu hiện bằng các cơn đau rát, cứng và sưng khớp.

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tăng axit uric trong nước tiểu, trong đó cách tốt là duy trì cung cấp đủ nước cho cơ thể.

2.2. Canxi oxalat

Tinh thể canxi oxalat có hình dạng như quả tạ hoặc phong bì, không màu và có thể tìm thấy trong nước tiểu của người khỏe mạnh. Tinh thể canxi oxalat quá nhiều trong nước tiểu có thể gây ra sỏi thận. Bệnh sỏi thận biểu hiện bằng việc đau vùng háng hoặc bụng dữ dội, buồn nôn, sốt và khó tiểu.

Trong một số trường hợp, tinh thể canxi oxalat có thể được tạo ra do hấp thụ phải ethylene glycol, là chất độc và là thành phần thiết yếu trong chất chống đông. Đặc biệt là khi có kèm các triệu chứng kích ứng cổ họng và phổi, các vấn đề về hệ thần kinh trung ương, suy thận.

Nếu có tinh thể canxi oxalat trong nước tiểu, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống giảm axalate, tăng cường hydrat hóa và giảm ăn mặn.

2.3. Hippuric

Tinh thể axit hippuric rất hiếm gặp, có màu vàng nâu hoặc trong suốt với hình dạng giống lăng kính hoặc đĩa kim châm. Các tinh thể axit hippuric thường được tìm thấy trong tình trạng kết dính lại với nhau.

Tinh thể axit hippuric đôi khi xuất hiện trong nước tiểu do pH nước tiểu có tính axit, ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện trong nước tiểu của người khỏe mạnh.

2.4. Magie amoni photphat (struvite)

Tinh thể magie amoni photphat thường không màu, hình lăng trụ hình chữ nhật. Chúng thường xuất hiện ở người bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), nhưng cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu của người khỏe mạnh.

Nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) bằng cách kết hợp các triệu chứng khác như: Nước tiểu đục, đi tiểu thường xuyên, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng dưới, sốt. Nếu mắc bệnh này, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng và tinh thể magie amoni photphat trong nước tiểu.

2.5. Canxi cacbonat

Tinh thể canxi cacbonat có dạng hình đĩa tròn, lớn với bề mặt nhẵn và thường có màu nâu nhạt. Chúng thường xuất hiện ở người uống thuốc bổ sung canxi và người bị sỏi thận.

Nếu có tinh thể canxi cacbonat trong nước tiểu, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung canxi bằng cách khác như uống thêm sữa thay vì chất bổ sung.

2.6. Bilirubin

Tinh thể bilirubin có dạng hình kim, dạng hạt, thường rất nhỏ và có màu vàng. Mức bilirubin cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh gan hoặc chức năng gan kém, đặc biệt là khi xuất hiện kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, vàng da và sốt.

Biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tăng bilirubin trong nước tiểu. Thuốc điều trị có thể được sử dụng để thay đổi lượng protein được phép hấp thụ trong chế độ ăn uống, nhất là trong trường hợp bị xơ gan.

2.7. Canxi photphat

Tinh thể canxi photphat không màu, có thể xuất hiện đơn lẻ dưới dạng hình sao hoặc hình kim hoặc tạo thành mảng. Chúng thường xuất hiện trong nước tiểu có tính kiềm.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tinh thể canxi photphat có thể do suy tuyến cận giáp gây ra, đặc biệt là khi xuất hiện kèm theo các triệu chứng ngứa ran ở bàn tay và co cứng cơ bắp. Hạn chế tinh thể canxi photphat trong nước tiểu bằng cách uống nhiều nước hơn, bổ sung thêm canxi và vitamin D.

2.8. Ammonium biurate

Ammonium biurate có dạng hình cầu màu nâu có gai nhọn thường được tìm thấy trong nước tiểu có tính kiềm, nhưng cũng có thể thấy trong nước tiểu bình thường.

Các mẫu nước tiểu đã cũ hoặc được bảo quản kém cũng có thể làm xuất hiện tinh thể ammonium biurate. Do đó, việc lấy lại mẫu nên được thực hiện nếu có tinh thể này xuất hiện trong nước tiểu.

2.9. Cholesterol

Tinh thể cholesterol thường trong suốt và có dạng giống hình chữ nhật dài, với một vết cắt ở góc. Các mẫu nước tiểu được bảo quản lạnh có thể khiến tinh thể cholesterol xuất hiện trong nước tiểu.

Với nước tiểu không được bảo quản thì tinh thể cholesterol thường được tìm thấy trong các mẫu nước tiểu trung tính và axit. Chúng có thể gây ra bởi các bệnh lý ống thận và dẫn đến suy thận nếu không được điều trị. Liệu pháp kiềm hóa cơ thể có thể được sử dụng để điều trị các bệnh lý chuyển hóa mãn tính.

2.10. Cystine

Cystine là một axit amin có thể lắng cặn trong nước tiểu tạo thành các tinh thể và sỏi thận. Sỏi thận do axit cystine thường lớn hơn hầu hết các loại sỏi thận khác. Đây là dạng sỏi thận hiếm gặp và thường do di truyền.

Cystin niệu là hiện tượng các cystine liên kết với nhau tạo thành các tinh thể. Trong nước tiểu, chúng thường có hình lục giác và có thể không màu. Các triệu chứng của cystin niệu có thể gồm có tiểu ra máu, buồn nôn và nôn, đau ở háng hoặc lưng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chelat hóa để giúp làm tan các tinh thể.

2.11. Leucine

Leucine có dạng đĩa màu vàng nâu với các vòng đồng tâm giống như thân cây. Chúng thường không được tìm thấy trong nước tiểu khỏe mạnh mà thường xuất hiện ở người mắc bệnh gan nặng với các dấu hiệu khác kèm theo gồm sưng bụng, nôn, buồn nôn, mất tri giác và khó chịu.

Đối với bệnh lý này thì cần cải thiện chức năng gan và sức khỏe tổng thể ngay bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm nguy cơ chảy máu và giảm phù nề do dư thừa chất lỏng.

2.12. Tyrosine

Tinh thể tyrosine không màu và có dạng hình kim. Chúng thường được tìm thấy trong nước tiểu có tính axit và có thể được gây ra bởi các rối loạn chuyển hóa như bệnh gan hoặc tyrosinemia.

Các triệu chứng của bệnh tyrosinemia bao gồm khó tăng cân, sốt, tiêu chảy, phân có máu và nôn mửa. Điều trị bệnh bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh và dùng thuốc điều trị huyết áp cao, cholesterol caobệnh tiểu đường.

2.13. Indinavir

Indinavir là một loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV và có thể gây ra sự hình thành các tinh thể trong nước tiểu. Chúng có hình dạng giống như các tia sáng dạng sao, các tấm hình chữ nhật hoặc hình quạt. Các triệu chứng khác của tinh thể indinavir có thể bao gồm đau lưng hoặc hạ sườn.

tinh thể nước tiểu
Có nhiều loại tinh thể nước tiểu khác nhau, tồn tại dưới các hình dạng khác nhau

3. Chẩn đoán tinh thể nước tiểu bằng cách nào?

Nếu có nghi ngờ tinh thể nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu. Trong một số trường hợp, xét nghiệm nước tiểu được chỉ định như một xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi chưa phát hiện nguy cơ xuất hiện tinh thể.

Bạn sẽ cần cung cấp mẫu nước tiểu theo yêu cầu của nhân viên phòng xét nghiệm. Dưới quan sát bằng mắt thường, que thử và kính hiển vi, kỹ thuật viên sẽ xác định đầy đủ tính chất của nước tiểu và xác định xem trong nước tiểu có tồn tại tinh thể hay không.

Tùy vào kết quả xét nghiệm nước tiểu mà bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm khác. Ví dụ, nếu trong nước tiểu có bilirubin thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu hoặc siêu âm để đánh giá chức năng gan. Nếu nước tiểu có tinh thể cholesterol, xét nghiệm máu có thể yêu cầu để đánh giá nồng độ cholesterol trong máu.

4. Ngăn ngừa tinh thể nước tiểu bằng cách nào?

Tinh thể nước tiểu xuất hiện không phải do các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh gan hoặc bệnh di truyền gây ra thường có thể được ngăn ngừa thông qua thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống.

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn các tinh thể nước tiểu là uống nhiều nước hơn. Điều này giúp làm loãng nồng độ hóa chất trong nước tiểu, ngăn chặn các tinh thể hình thành.

Bạn cũng có thể thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống như cắt giảm protein, ví dụ, giảm thực phẩm có nhiều oxalat (như trường hợp của các tinh thể canxi oxalat) và hạn chế ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn.

Nguồn tham khảo: Healthline.com

XEM THÊM:
  • Tác hại khi thừa hoặc thiếu vitamin C
  • Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của Vitamin C
  • Chế độ ăn thừa đạm: Điều gì xảy ra?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan