17-01-2024 23:18

Tìm hiểu về chứng lãnh cảm ở phụ nữ

Tìm hiểu về chứng lãnh cảm ở phụ nữ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Xuân Minh - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nếu bạn có những dấu hiệu như không còn cảm thấy ham muốn trong chuyện chăn gối hay sợ việc quan hệ tình dục thì rất có thể bạn đang gặp phải chứng lãnh cảm tình dục. Lãnh cảm không chỉ khiến nữ giới mất hứng thú trong “chuyện ấy” mà còn là nguy cơ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như hạnh phúc gia đình.

1. Chứng lãnh cảm ở phụ nữ là gì?

Lãnh cảm là hiện tượng người phụ nữ không có hứng thú với hành vi tình dục, một số trường hợp cảm thấy ghê sợ chuyện tình dục mặc dù đó là chồng hoặc người tình. Chứng lãnh cảm làm cho chị em “không hứng thú” tình dục và thường trong tình trạng chiều chồng cho đúng nghĩa vụ.

2. Nhận biết chứng lãnh cảm ở phụ nữ như thế nào?

Để nhận biết chứng lãnh cảm, cần dựa vào những dấu hiệu như: trong quá trình nhiều lần sinh hoạt tình dục, trải qua kích thích bằng ve vuốt, khêu gợi, hôn hít, tiếp xúc cơ quan sinh dục... nữ giới vẫn không thấy hưng phấn, âm vật không sung huyết, âm đạo cũng không có “phản ứng” bài tiết dịch thì có thể nói là không có cảm giác tình dục hoặc cơ bản là mất đi ham muốn.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

3. Nguyên nhân gây ra lãnh cảm ở nữ giới

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng lãnh cảm:

  • Do bệnh lý:
    • Người phụ nữ có khiếm khuyết ở cơ quan sinh dục như âm đạo hẹp hay quá ngắn, do âm vật bé hay có màng trinh dày;
    • Do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ như estrogen ở tuổi mãn kinh;
    • Do các bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, tăng huyết áp...
  • Nguyên nhân tâm lý: Yếu tố tâm lý chiếm đến 90% nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ:
    • Thường gặp như những vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, trong gia đình, những thay đổi trong đời sống như: sinh con, thay đổi chỗ ở, gặp khó khăn trong cuộc sống, người phụ nữ chịu nhiều áp lực trong gia đình...;
    • Những mặc cảm kéo dài, tự cho rằng mình có khiếm khuyết không thỏa mãn được chồng, mặc cảm bị cưỡng hiếp...;
    • Do thiếu hiểu biết kiến thức cơ bản trong tình dục, ảnh hưởng tôn giáo, những ký ức đáng buồn trong quan hệ tình dục; những tức giận, sợ hãi;
    • Do nam giới nghiện rượu, ma túy, cờ bạc; xao nhãng, thiếu trách nhiệm với gia đình, thiếu kiến thức cơ bản về sinh hoạt tình dục...
Tìm hiểu về chứng lãnh cảm ở phụ nữ
Yếu tố tâm lý chiếm đến 90% nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ

4. Khắc phục chứng lãnh cảm như thế nào?

  • Với lãnh cảm do bệnh lý: Người vợ cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và chữa bệnh;
  • Với lãnh cảm do yếu tố tâm lý: Cần có sự hợp tác của người chồng. Đầu tiên, hai vợ chồng cần cùng nhau chia sẻ thẳng thắn về lý do khiến vợ giảm ham muốn tình dục. Người chồng cần tâm sự nhẹ nhàng với vợ những cảm xúc của mình, luôn sát cánh cùng vợ để điều trị; giữ thái độ và tinh thần lạc quan, không nên trách móc, nghi kỵ hay ghen tuông vợ, tránh tạo áp lực trong chuyện chăn gối. Vợ chồng cũng có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, sinh hoạt làm việc của gia đình.

Tóm lại, lãnh cảm ở phụ nữ là vấn đề khá tế nhị nên đôi khi người phụ nữ khó chia sẻ hay tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn. Do đó vai trò của người chồng hoặc đối tác tình dục là vô cùng quan trọng. Tuỳ vào nguyên nhân gây ra lãnh cảm mà có những hướng điều trị khác nhau, người phụ nữ nên đi khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp, sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

  • Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
  • Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.

Người chồng nên:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
  • Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm

Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói.

Tinh trùng "chiến đấu" để gặp trứng: Hành trình đáng kinh ngạc
XEM THÊM:
  • Nguyên nhân gây ham muốn tình dục thấp ở phụ nữ
  • Giảm ham muốn tình dục cải thiện như thế nào?
  • Đàn ông thủ dâm nhiều có ảnh hưởng gì không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan