17-01-2024 14:32

Tìm hiểu về bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu về bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục là khuyết tật bẩm sinh tim khá phổ biến. Tình trạng này thường do lỗ ở trong tim đóng không đúng cách sau khi sinh và nó không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng.

1. Bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục là gì?

Lỗ bầu dục (FO) là một lỗ thông thường giữa hai buồng tim (tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái) của tim thai nhi. Lỗ bầu dục này thường đóng trong khoảng từ 6 tháng đến một năm sau sinh. Sau khi sinh lỗ bầu dục này vẫn mở gọi là tim tồn tại lỗ bầu dục.

Tim tồn tại lỗ bầu dục xảy ra ở khoảng 25% dân số, nhưng hầu hết những người mắc bệnh này đều không biết là họ bị mắc. Nếu một đứa trẻ sơ sinh bị khuyết tật tim bẩm sinh, thì lỗ bầu dục có nhiều khả năng là vẫn mở.

Nguyên nhân của bệnh có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy một phần nguyên nhân có thể là do di truyền. Việc hiểu được chức năng tim bình thường ở trẻ và vai trò của buồng trứng trước khi sinh là vô cùng quan trọng.

lỗ bầu dục
Vị trí lỗ bầu dục trên hình ảnh mô tả

2. Triệu chứng bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục ở trẻ sơ sinh

Bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục ở trẻ sơ sinh thường không gây ra vấn đề gì, vì vậy hầu hết các trẻ mắc đều không có triệu chứng. Có thể đó là tình trạng ẩn không tạo ra những triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Đôi khi tim tồn tại lỗ bầu dục lại hữu ích cho trẻ. Bởi vì, trẻ sinh ra có vấn đề nghiêm trọng về tim hoặc huyết áp phổi (huyết áp cao trong phổi) và tim tồn tại lỗ bầu giúp sẽ có ít triệu chứng vì nó cho phép máu từ hai bên của tim trộn lẫn.

3. Chẩn đoán bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục

Bác sĩ sẽ yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim tại lỗ bầu dục cho trẻ sơ sinh cũng như người lớn:

  • Siêu âm tim:

Siêu âm tim cho thấy giải phẫu, cấu trúc và chức năng của tim. Trong thử nghiệm này, sóng âm thanh hướng vào tim từ một thiết bị đầu dò được giữ ở trên ngực và gửi hình ảnh hoạt động động của tim về màn hình. Bác sĩ có thể dựa vào xét nghiệm này để chẩn đoán tim tại lỗ bầu dục và phát hiện các vấn đề khác liên quan đến tim. Ngoài ra, dựa vào xét nghiệm này có thể xác định thêm siêu âm màu Doppler (Sóng siêu âm thanh bật ra khỏi các tế bào máu di chuyển qua tim, chúng sẽ thay đổi cường độ. Những thay đổi này là tín hiệu Doppler và có màu sắc trên màn hình máy tính.

Những đặc điểm này giúp bác sĩ kiểm tra được tốc độ và hướng của dòng máu trong tim) và nghiên cứu bong bóng (sử dụng dung dịch muối vô trùng lắc cho đến khi có bong bóng nhỏ hình thành và sau đó tiêm vào tĩnh mạch. Các bong bóng sẽ di chuyển đến bên phải của tim và cho hình ảnh trên siêu âm).

Siêu âm tim lỗ bầu dục
Hình ảnh lỗ bầu dục trên siêu âm
  • Siêu âm tim qua thực quản:

Thử nghiệm này có thể nhìn cận cảnh hơn về hình ảnh tim và dòng máu chảy qua tim. Bác sĩ sẽ dùng một đầu dò nhỏ gắn vào đầu ống đưa xuống ống dẫn từ miệng đến dạ dày. Đây là thử nghiệm chính xác nhất có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xác định được bệnh. Và với phản ứng này bác sĩ cũng có thể kết hợp với siêu âm màu Doppler hoặc nghiên cứu bong bóng giúp mang lại kết quả có độ chính xác cao.

  • Các xét nghiệm khác:

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác khi người bệnh đã được chẩn đoán bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục hoặc đã có tình trạng bị đột quỵ. Một số xét nghiệm khác như não, hệ thần kinh...

Xét nghiệm
Một số xét nghiệm bổ sung giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý

4. Điều trị bệnh tim tại lỗ bầu dục

Hầu hết những người bị bệnh tim tại lỗ bầu dục đều không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ vẫn đề nghị can thiệp và điều trị.

Lý do đóng lỗ bầu dục: Nếu tìm thấy lỗ bầu dục trên siêu âm và có đề nghị can thiệp của bác sĩ trong trường hợp điều trị nồng độ oxy trong máu thấp. Thêm vào đó, việc đóng lỗ bầu dục có thể ngăn ngừa được chứng đau nửa đầu hoặc có thể ngăn ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đột quỵ đóng lỗ bầu dục vẫn có hiện tượng tái phát mặc dù đã được điều trị nội khoa và không tìm thấy nguyên nhân nào khác.

Phẫu thuật đóng lỗ bầu dục bao gồm:

  • Sử dụng thông tim và chèn thêm một thiết bị cắm vào lỗ bầu dục. Bác sĩ sẽ đặt ống thông có đầu nhọn của thiết bị vào tĩnh mạch ở háng và hướng thiết bị vào trị trí. Mặc dù các biến chứng không phổ biến trong thủ thuật này, nhưng vẫn có thể xảy ra như vết rách của tim hoặc mạch máu hoặc biết dạng của thiết bị.
  • Phẫu thuật sửa lỗ bầu dục: Bác sĩ sẽ phẫu thuật đóng lỗ bầu dục bằng các mở tim và khâu đóng lỗ mở giống như chiếc nắp. Thủ tục này sẽ sử dụng một vết mổ rất nhỏ.
Thông liên nhĩ
Phẫu thuật nội soi bít lỗ thông

5. Biến chứng bệnh tim tồn tại lỗ bầu dục

Nói chung, tim tồn tại lỗ bầu dục không gây ra biến chứng. Nhưng một số nghiên cứu đã tìm thấy rối loạn phổ biến hơn ở những người có một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như đột quỵ không rõ nguyên nhân hay đau nửa đầu thoáng qua.

Trong hầu hết các trường hợp, các cục máu nhỏ trong tim có thể di chuyển qua lỗ bầu dục đi đến não và có thể gây ra các nguy cơ nghiêm trọng như đột quỵ. Mối liên hệ giữa tim tại lỗ bầu dục và đột quỵ hoặc đau nửa đầu vẫn còn đang được các nhà khoa học nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng rõ ràng hơn.

Trong những trường hợp hiếm, bệnh tim tại lỗ bầu dục có thể khiến một lượng máu đáng kể đi qua phổi, dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp (thiếu oxy máu). Hoặc có thể xảy ra ở một cuộc lặn trên biển, một cục máu được không khí dẫn qua lỗ bầu dục và cũng gây ra các nguy cơ nghiêm trọng. Hoặc các trường hợp khuyết tật tim có thể xảy ra cùng với bệnh tim tại lỗ bầu dục.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

XEM THÊM:
  • 10 lợi ích thần kỳ khi massage cho bé
  • Chăm sóc tại nhà và dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp
  • Trẻ có dấu hiệu hay la hét, khóc, đánh người thân có phải là khủng hoảng tuổi lên 3 không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan