17-01-2024 13:53

Tìm hiểu bệnh Parkinson khởi phát sớm

Tìm hiểu bệnh Parkinson khởi phát sớm

Parkinson khởi phát sớm là một tình trạng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi, khiến bệnh nhân gặp phải nhiều khó khăn trong vận động và mất đi một số chức năng quan trọng khác của cơ thể. Hiểu rõ bệnh parkinson khởi phát sớm sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

1. Parkinson khởi phát sớm là bệnh gì?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ parkinson là bệnh gì? Theo các chuyên gia, parkinson là một căn bệnh tiến triển của hệ thần kinh trung ương, xảy ra khi các tế bào trong vùng não sản xuất dopamine bị mất đi.

Căn bệnh này thường ảnh hưởng chủ yếu đến những người ngoài 60 tuổi. Tuy nhiên, khi bệnh parkinson được chẩn đoán ở những người từ 21 – 50 tuổi sẽ được gọi là parkinson khởi phát sớm.

Mặc dù các triệu chứng của parkinson có xu hướng tương tự nhau ở bất kỳ độ tuổi nào phát triển căn bệnh này. Nhưng những người trẻ tuổi dường như sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quản lý bệnh và dễ mắc phải các sang chấn tâm lý nhất định.

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh parkinson khởi phát sớm

Các triệu chứng của tình trạng khởi phát bệnh parkinson ở những người trẻ tuổi có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân. Dưới đây là những biểu hiện điển hình nhất của một người mắc chứng parkinson khởi phát sớm, bao gồm:

  • Táo bón.
  • Mất khứu giác.
  • Rối loạn hành vi REM.
  • Rối loạn tâm trạng, ví dụ như lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Hạ huyết áp tư thế hoặc mức huyết áp thấp khi đứng lên.
  • Khó ngủ, ngay cả khi ngủ nhiều vào ban ngày hoặc quá ít vào ban đêm.
  • Mắc một số vấn đề về bàng quang.
  • Rối loạn thị giác.
  • Thay đổi ham muốn tình dục.
  • Trọng lượng cơ thể thay đổi thất thường.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Mắc các vấn đề về nhận thức, chẳng hạn như thường xuyên lú lẫn, khó ghi nhớ mọi thứ.

Ngoài ra, người mắc bệnh parkinson khởi phát sớm cũng có thể gặp phải các vấn đề về vận động sau:

  • Run ngay khi cơ thể được nghỉ ngơi, hoặc cơ bắp bị rung động liên tục dù đã được thư giãn.
  • Các chuyển động cơ thể bị chậm lại.
  • Cứng cơ bắp.
  • Bị khòm lưng.
  • Mất thăng bằng, dễ té ngã.
parkinson
Bệnh parkinson khiến người bệnh dễ bị té ngã

3. Nguyên nhân khiến khởi phát bệnh parkinson sớm

Thực tế, nguyên nhân chính xác gây khởi phát bệnh parkinson sớm vẫn chữa được biết rõ. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, dường như yếu tố môi trường, gen di truyền hoặc sự kết hợp của cả 2 có thể liên quan đến căn bệnh này.

Thông thường, bệnh parkinson xảy ra khi các tế bào bị mất đi trong phần não bộ sản xuất hormone dopamine. Loại hormone này chịu trách nhiệm gửi tín hiệu não để điều khiển các chuyển động của cơ thể. Tuy nhiên, sự đột biến gen có thể khiến cho một người bị bệnh parkinson khởi phát sớm trước 20 tuổi.

Ngoài ra, các nguyên nhân từ môi trường cũng góp phần thúc đẩy sự khởi phát sớm của parkinson, bao gồm việc thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại như thuốc diệt nấm, thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt cỏ. Nhiều bệnh nhân mắc chứng parkinson khởi phát sớm có thể do tiếp xúc với chất độc màu da cam – một loại thuốc diệt cỏ hoá học tổng hợp, được sử dụng để phun lên cây côi và thảm thực vật trong Chiến tranh Việt Nam.

4. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh parkinson khởi phát sớm

Bạn sẽ có nguy cơ cao khởi phát bệnh parkinson sớm hơn nếu có một trong những điều kiện sau đây:

  • Là nam giới.
  • Sống gần khu công nghiệp hoặc trong khu vực tồn tại một số chất ô nhiễm hữu cơ.
  • Tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc hại, chẳng hạn như chì hoặc mangan.
  • Đã từng bị chấn thương ở vùng đầu.
  • Đã từng tiếp xúc với các chất diệt cỏ, đặc biệt là chất độc màu da cam.
  • Thường xuyên tiếp xúc với chất dung môi hoá học hoặc biphenyl polychlorinated.

5. Chẩn đoán bệnh parkinson khởi phát sớm

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào giúp phát hiện bệnh parkinson nói chung và parkinson khởi phát sớm nói riêng. Việc chẩn đoán bệnh có thể khá khó khăn và mất nhiều thời gian. Thông thường, bác sĩ thần kinh sẽ chẩn đoán parkinson dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân và khám sức khỏe lâm sàng.

Ngoài ra, phương pháp Datscan cũng có thể được áp dụng nhằm giúp mô tả hệ thống dopamine trong não, từ đó xác nhận chẩn đoán parkinson khởi phát sớm. Các xét nghiệm máu và hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp MRI không có khả năng chẩn đoán được bệnh parkinson, tuy nhiên chúng có thể được thực hiện để loại trừ một số điều kiện y tế khác.

6. Một số lựa chọn điều trị cho bệnh parkinson khởi phát sớm


Điều trị bệnh parkinson khởi phát sớm chủ yếu nhằm mục đích làm chậm sự tiến triển của bệnh thông qua các lựa chọn sau đây:

6.1 Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh parkinson khởi phát sớm, bao gồm:

  • Levodopa: Là một chất hoá học được chuyển đổi thành dopamine trong não bộ. Tuy nhiên, khi sử dụng Levodopa, những bệnh nhân mắc parkinson khởi phát sớm có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ tiêu cực, ví dụ như cử động không theo chủ ý.
  • Thuốc ức chế MAO-B: Giúp giảm sự phân hủy hormone dopamine trong não.
  • Các chất ức chế catechol-O-methyltransferase: Giúp tăng cường tác dụng của Levodopa trong não bộ.
  • Thuốc kháng cholinergic: Giúp giảm tình trạng run do parkinson gây ra.
  • Amantadine: Thường được sử dụng để cải thiện khả năng kiểm soát cơ và giảm cứng cơ bắp.
bệnh parkinson
Người bệnh parkinson có thể sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ

6.2 Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS)

Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) cũng được xem là một lựa chọn điều trị tốt cho những người mắc chứng parkinson khởi phát sớm. Phương pháp này phù hợp đối với những trường hợp khởi phát bệnh parkinson sớm có ít nguy cơ mắc các bệnh lý khác gây biến chứng.

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật DBS, bác sĩ sẽ đặt các điện cực vào khu vực cụ thể trong não bộ. Các điện cực này sẽ được kết nối với một máy phát điện đã được lập trình từ trước để gửi những xung điện đến não bộ của bạn. Phương pháp phẫu thuật này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của parkinson khởi phát sớm sau:

  • Run chân tay.
  • Cứng cơ.
  • Chuyển động cơ thể chậm chạp.
  • Đi lại khó khăn.

7. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh parkinson khởi phát sớm?

Thực chất, không có biện pháp chính xác nào có thể ngăn ngừa được bệnh parkinson ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu những rủi ro của mình thông qua một số bước sau đây:

  • Uống caffeine: Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng uống caffeine có thể giúp phục hồi các triệu chứng vận động có liên quan đến bệnh parkinson.
  • Sử dụng thuốc chống viêm: Theo các chuyên gia, sử dụng một số loại thuốc chống viêm NSAIDs có thể giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả bệnh parkinson khởi phát sớm.
  • Theo dõi mức vitamin D: Nhiều người mắc bệnh parkinson khởi phát sớm là do cơ thể không có đủ vitamin D. Vì vậy, bạn cần chú trọng bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D trong bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh một cách hiệu quả.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tăng cường thực hiện các bài tập thể chất mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện độ cứng cơ, khả năng vận động, đồng thời giảm nguy cơ mắc trầm cảm do bệnh parkinson khởi phát sớm gây ra. Mặt khác, tập thể dục cũng là một cách lý tưởng giúp bạn ngăn ngừa bệnh parkinson và một số bệnh lý khác.

Nguồn tham khảo: apdaparkinson.org - parkinson.org - healthline.com

XEM THÊM:
  • Cách giữ bình tĩnh khi hồi hộp
  • Các thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Bị run tay khi viết là bệnh gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan