17-01-2024 11:23

Tiêu chảy do rotavirus ở trẻ em

Tiêu chảy do rotavirus ở trẻ em

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Rotavirus gây tiêu chảy cấp ở trẻ em là một chủng virus dạng vòng. Nhiễm Rotavirus làm thay đổi chức năng của biểu mô ruột non, dẫn đến tiêu chảy. Cơ chế gây bệnh tiêu chảy có bản chất là đa thành phần và do tác động trực tiếp của bản thân virus lây nhiễm cũng như tác động gián tiếp của nhiễm trùng và phản ứng cơ thể.

1. Tiêu chảy cấp do Rotavirus và cơ chế gây bệnh

Tiêu chảy cấp do Rotavirusnhiễm trùng ruột do Rotavirus, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rotavirus gây tiêu chảy là một chủng virus dạng vòng, có 7 nhóm đó là A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh ở người. Nhóm A hay gặp nhất, gây ra hầu hết các đợt dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em; nhóm B và C thường gây các đợt dịch lẻ tẻ, thường gặp ở trẻ lớn cũng như người trưởng thành.

Là một virus tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, do đó rotavirus có khả năng sống lâu trong môi trường nước, khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, gây tiêu chảy nặng, mất nước và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Các nghiên cứu về sự lây nhiễm của virus rota đối với các tế bào biểu mô ruột chứng minh rằng, những loại virus này lây nhiễm sang các tế bào theo cách khác nhau, tùy thuộc vào việc chúng có cần axit sialic để gắn kết ban đầu hay không và sự nhiễm trùng có thể làm thay đổi các chức năng của tế bào biểu mô. Sau khi liên kết, virus xâm nhập vào tế bào người thông qua quá trình nội bào qua trung gian thụ thể và tạo thành một túi được gọi là endosome.

Protein ở lớp ngoài của virus, được gọi là VP7 và VP4 tăng đột biến, phá vỡ màng của nội tiết, tạo ra sự khác biệt về nồng độ canxi. Điều này dẫn đến sự phân hủy các trime VP7 thành các tiểu đơn vị protein đơn lẻ và hình thành một hạt hai lớp.

Nhiễm Rotavirus làm thay đổi chức năng của biểu mô ruột non, dẫn đến tiêu chảy. Cơ chế gây bệnh tiêu chảy có bản chất là đa thành phần và do tác động trực tiếp của bản thân virus lây nhiễm cũng như tác động gián tiếp của nhiễm trùng và phản ứng cơ thể.

Do đó, tiêu chảy có thể do một số cơ chế, bao gồm kém hấp thu xảy ra thứ phát vì phá hủy các tế bào ruột, thiếu máu cục bộ nhung mao, hoạt hóa hệ thần kinh ruột cũng như sự bài tiết ở ruột được kích thích bởi hoạt động nội bào hoặc ngoại bào của protein NSP4.

Protein NSP4 của virus rota được mô tả là độc tố ruột của virus đầu tiên, có vai trò trong việc gây tiêu chảy. Độc tố ruột này gây ra phản ứng tiêu chảy, kích thích tính thấm của tế bào phụ thuộc vào canxi và làm thay đổi tính toàn vẹn của tế bào biểu mô.

2. Triệu chứng lâm sàng

Rotavirus gây viêm dạ dày ruột rất đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng tiêu chảy phân nước, sốt và nôn. Triệu chứng thường xuất hiện sau giai đoạn ủ bệnh 2-3 ngày và kéo dài khoảng 5-7 ngày. Mức độ nghiêm trọng mà Rotavirus gây ra có thể từ không triệu chứng đến tiêu chảy mất nước nặng, tử vong. Nôn và đi ngoài phân tóe nước là 2 đặc điểm lâm sàng thường gặp trong viêm dạ dày ruột cấp do rotavirus mà ít thấy trong các căn nguyên khác.

Thông thường trẻ khởi phát bệnh với triệu chứng nôn và sốt sau đó là tiêu chảy tóe nước nhiều lần trong ngày có thể kéo dài đến 10 ngày. Phân thường không có nhầy máu.

Hầu hết, những trẻ phải nhập viện vì rotavirus gây tiêu chảy kèm nôn và sốt. Sốt là biểu hiện khá phổ biến của trẻ nhiễm Rotavirus. Kết quả từ các nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy, hầu như tất cả các bệnh nhân tiêu chảy cấp do Rotavirus có sốt, trong đó gần 50% các trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ ≤ 38,5 độ C. Các triệu chứng thường gặp khác như nôn (100%), biếng ăn (97,67%), khó chịu (90,7%). Tiêu chảy cấp do Rotavirus là nguyên nhân gây mất nước đứng hàng thứ 2 sau tả, do số lần tiêu chảy trong ngày thường từ 10-20 lần, một số trường hợp trẻ có thể đi ngoài trên 20 lần/ngày.

Trẻ đi ngoài phân lỏng khi đổi sữa thì phải làm sao?
Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ và có thể kèm theo sốt

3. Điều trị rotavirus gây tiêu chảy

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Bù nước qua đường uống và chế độ dinh dưỡng thích hợp vẫn là phương pháp điều trị cơ bản.

4. Dự phòng rotavirus gây tiêu chảy

Để phòng ngừa rotavirus gây tiêu chảy, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh nguồn nước, ăn uống và chế biến thức ăn đúng cách.
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, vệ sinh vật dụng,
  • Giữ gìn vệ sinh khi cho trẻ bú
  • Cho trẻ đi tiêm Vắc-xin Rotarix để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trẻ nhỏ nên được phòng ngừa càng sớm càng tốt

XEM THÊM:
  • Chăm sóc, xử trí trẻ tiêu chảy cấp
  • Trẻ 6 tháng tuổi uống vắc-xin Rotateq lần đầu có sao không?
  • Trẻ sơ sinh có vấn đề đường tiêu hoá có được nhỏ Rota không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan