17-01-2024 12:23

Tiền đình là gì? Khi rối loạn sẽ làm sao?

Tiền đình là gì? Khi rối loạn sẽ làm sao?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên bệnh hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa và dễ gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Việc phát hiện điều trị sớm là rất cần thiết, điều này giúp người bệnh hạn chế những ảnh hưởng về mặt sức khỏe.

Tiền đình là gì? Khi rối loạn sẽ làm sao?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS Vũ Duy Dũng - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

1. Hiểu rõ về tình trạng rối loạn tiền đình

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, nằm ở tai trong. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình...

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do tổn thương dây thần kinh số VIII hoặc động mạch nuôi dưỡng cơ quan tiền đình bị tổn thương hoặc do các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho hệ tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn...

Thông thường, rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Để hạn chế các vấn đề về sức khỏe người mắc rối loạn tiền đình nên có hướng điều trị sớm khi mắc bệnh
Để hạn chế các vấn đề về sức khỏe người mắc rối loạn tiền đình nên có hướng điều trị sớm khi mắc bệnh

2. Những đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Những đối tượng sau dễ mắc bệnh tiền định gồm:

  • Người cao tuổi: ở độ tuổi này, rối loạn tiền đình chiếm tỷ lệ khá cao, do con người đến độ tuổi bắt đầu bị lão hóa cơ thể, một số cơ quan bị suy giảm chức năng.
  • Người làm việc trong môi trường căng thẳng: stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn Hormone Cortisol gây suy giảm chức năng hệ thống tiền đình khiến hệ thống này không nhận được thông tin chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn. Do đó tỷ lệ mắc bệnh ở dân văn phòng, người lao động trí óc... ngày càng gia tăng. Đây cũng chính là lý do mà rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến và đối tượng mắc cũng ngày một trẻ hơn.
  • Phụ nữ mang thai: thường bị ốm nghén dẫn đến chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, gây thiếu máu lên não khiến thai phụ chóng mặt, choáng váng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình, dễ dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình khi đang mang thai.

Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Có 2 hội chứng rối loạn tiền đình thường gặp:

  • Hội chứng tiền đình ngoại vi: gây chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, choáng váng; rung giật nhãn cầu, giảm hoặc mất thính lực, buồn nôn hoặc nôn, mất ngủ, người mệt mỏi, mất tập trung, hạ huyết áp.
  • Hội chứng tiền đình trung ương: cũng gây chóng mặt với tính chất đôi khi khó phân biệt với hội chứng tiền đình ngoại vi, có thể cũng có rung giật nhãn cầu nhưng có đặc điểm khác hội chứng tiền đình ngoại vi là thường kèm theo mất phối hợp động tác; nhìn đôi, nói khó, tê bì chân tay.

3. Phương điều điều trị bệnh tiền đình hiệu quả

Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các phương pháp giúp điều trị hiệu quả chứng bệnh này như:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê.
  • Phục hồi chức năng: Các bài tập rèn luyện não bộ, kích thích sự vận động, nhạy bén của hệ thống tiền đình có hiệu quả rất lớn trong việc phục hồi chức năng hệ thống tiền đình.
  • Tập luyện thể thao: Tập luyện ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, và hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình một cách nhanh chóng.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo giấc ngủ: Đây được coi là “chìa khóa vàng” trong việc cải thiện sức khỏe đáng kể cho người bệnh và hạn chế các triệu chứng. Ăn nhiều rau, củ, quả, hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ... và cần phải ngủ đủ giấc.
  • Thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết: Nếu tổn thương hệ thống tiền đình có thể phẫu thuật được (ví dụ: U dây thần kinh số VIII) và các biện pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình trên không có hiệu quả, không cải thiện tình trạng bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào phân loại, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng. Do đó khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

XEM THÊM:
  • Mạch ở cổ và tim đập mạnh, mắt mờ, ù tai, cơ thể mỏi nhức là dấu hiệu bệnh lý gì?
  • Điều trị tê bì chân tay: Những điều cần biết
  • Làm sao để biết ung thư di căn đến xương?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan