17-01-2024 12:00

Tiêm vắc-xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng: Làm thế nào để an toàn?

Tiêm vắc-xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng: Làm thế nào để an toàn?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Chuyên khoa Dị ứng- miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Mặc dù tỷ lệ dị ứng vắc-xin nói chung và vắc-xin COVID-19 nói riêng rất thấp, nhưng nhiều người lo lắng liệu mình có bị dị ứng với vắc-xin không? Làm thế nào để nhận biết nguy cơ?... Đây là băn khoăn của nhiều người, nhất là những người có cơ địa dị ứng.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh - Chuyên khoa Dị ứng- miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Vinmec Times City, phản ứng phản vệ xảy ra nhanh và có liên quan đến những bệnh nhân có tiền sử dị ứng.

Nếu bạn có tiền sử dị ứng như:

  • Tiền sử có phản ứng dị ứng với thức ăn, nọc côn trùng hoặc với các thuốc đã được xác định (không phải tá dược trong thuốc);
  • Dị ứng với các dị nguyên hô hấp như bọ nhà, phấn hoa;
  • Tiền sử gia đình có bệnh lý dị ứng;
  • Phản ứng tại chỗ (không phải phản ứng toàn thân) với vắc-xin trước đó;
  • Quá mẫn với các thuốc giảm đau chống viêm NSAID như aspirin, ibuprofen;
  • Sử dụng liệu pháp miễn dịch với dị nguyên;
  • Những bệnh nhân hen phế quản ổn định.

Bạn vẫn có chỉ định tiêm vắc-xin COVID- 19 thường quy và nên tiêm ở bệnh viện, nơi có đủ khả năng cấp cứu phản vệ, lưu viện khoảng 15-30 phút để theo dõi theo khuyến cáo.

Nếu thuộc 4 đối tượng dưới đây, theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam để hạn chế nguy cơ, bạn hãy trì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19 và cần khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng để có tư vấn, chỉ định phù hợp và an toàn.

  • Bạn từng có tiền sử dị ứng xảy ra trong vòng 4h với nhiều loại thuốc hoặc nhóm thuốc;
  • Đã từng dị ứng với vắc-xin COVID-19 tiêm mũi 1 hiện nay có chỉ định tiêm mũi 2;
  • Từng có phản ứng với vắc-xin hoặc các thành phần của vaccine khác, trong đó có PEG-2000 hoặc Polysorbate 80;
  • Từng có phản vệ độ 2 với bất kì nguyên nhân nào.

Một lưu ý quan trọng là phản ứng dị ứng nặng, thậm chí sốc phản vệ cũng xảy ra ở những bệnh nhân không có tiền sử dị ứng. Do vậy, tiêm vắc-xin cần được thực hiện tại nơi có khả năng cấp cứu phản vệ. Người tiêm cần được lưu lại tại cơ sở y tế để theo dõi ít nhất 30 phút để dự phòng các phản ứng tức thì nặng có thể xảy ra.

Nói tóm lại, khi bạn đi tiêm vắc-xin COVID-19, bạn hãy cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cho các nhân viên y tế khi được hỏi 4 câu dưới đây:

  • Bạn có tiền sử phản ứng dị ứng nặng với thuốc tiêm nào không (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da)?
  • Bạn có tiền sử dị ứng nặng với vắc-xin trước đây không?
  • Bạn có tiền sử dị ứng với tác nhân nào không (thức ăn, nọc độc hoặc cao su...)
  • Bạn có tiền căn dị ứng ngay lập tức (ít hơn 4 giờ) hoặc phản ứng dị ứng nặng trong đó có cả tiêm thuốc hoặc vắc-xin?

Nhân viên y tế sẽ căn cứ vào câu trả lời của bạn để đánh giá cụ thể và đưa ra hướng dẫn việc bạn cần làm tiếp theo là có thể tiêm được ngay hay cần khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng rồi mới tiến hành tiêm.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
XEM THÊM:
  • Đau đầu sau tiêm vắc-xin Covid phải làm sao?
  • Chủng virus corona mới
  • Khoảng cách giữa tiêm vắc-xin Covid và tiêm vắc-xin phòng cúm là bao lâu?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan