17-01-2024 12:22

Thông tin chung cần biết về vắc xin Covid-19 AstraZeneca

Thông tin chung cần biết về vắc xin Covid-19 AstraZeneca

Bài viết của Dược sĩ Dương Thu Hương - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca là vắc xin phòng bệnh do SARS-CoV-2 virus gây ra, được sản xuất theo công nghệ sử dụng vector vận chuyển là adenovirus mang gene mã hóa protein vỏ của SARS-CoV-2. Vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/02/2021.

1. Thông tin cần biết về vắc xin Covid-19 AstraZeneca

Vắc xin Vaxzevria có tên gọi khác là: COVID-19 AstraZeneca. Thành phần hoạt chất, nồng độ, hàm lượng trong mỗi liều 0,5ml chứa 5 x 1010 hạt vi rút.

Vắc xin AstraZeneca được bảo quản tại nhiệt độ trong khoảng 2 – 8 độ C, hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất. Lọ đã mở nắp sử dụng trong vòng 6 giờ ở nhiệt độ phòng và 48 giờ ở nhiệt độ tủ lạnh.

Hiệu lực bảo vệ: Hiệu quả bảo vệ của Vaxzevria là 63% với 2 liều tiêm tiêu chuẩn, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 4-12 tuần và 100% bảo vệ người tiêm khỏi biến chứng nặng, bao gồm tử vong gây ra bởi COVID-19.

2. Phác đồ tiêm vắc xin AstraZeneca

  • Phác đồ tiêm: Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, 2 mũi tiêm bắp 0.5 ml cách nhau ít nhất 28 ngày.
  • Tiêm tiếp nối Moderna sau mũi 1 AstraZeneca: Hiện tại Bộ Y tế đã cho phép tiêm vắc xin Moderna sau khi tiêm AstraZeneca
  • Tiêm tiếp nối Pfizer sau mũi 1 AstraZeneca: Hiện tại Bộ Y tế cho phép tiêm vắc xin Pfizer sau khi tiêm AstraZeneca trong trường hợp số lượng vắc xin 1 loại bị hạn chế.

Xem ngay: Astrazeneca CoV 19th Vaccine: Những điều cần biết

3. Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng vắc xin AstraZeneca

Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng vắc xin AstraZeneca:

  • Đang mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
  • Những người suy giảm chức năng đáp ứng miễn dịch nặng như ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù...
  • Trong vòng 14 ngày trước điều trị corticoid liều cao (tương đương Prednisolon ≥ 2mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày) hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
  • Đã tiêm các vắc-xin khác trong vòng 14 ngày.
Astrazeneca
Vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca là vắc xin phòng bệnh do SARS-CoV-2 virus gây ra

4. Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng vắc xin AstraZeneca

Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng vắc xin AstraZeneca là:

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác
  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
  • Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút. Huyết áp tối thiểu <60 mmHg hoặc >90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa <90 mmHg hoặc >140 mmHg.

Vắc xin AstraZeneca chống chỉ định với những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng (như sốc phản vệ) với liều vắc-xin Covid-19 vector trước đó. Ngoài ra, những người có tiền sử phản vệ độ 2 trở lên với bất kì dị nguyên nào cũng nằm trong đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin này.

Xem ngay: Vaccine Covid-19 Astrazeneca của nước nào?

5. Phản ứng sau tiêm chủng vắc xin AstraZeneca

Các tác dụng không mong muốn thường hay xuất hiện, có mức độ từ nhẹ đến trung bình và cải thiện khoảng 2 - 3 ngày sau tiêm vắc xin. Theo đó, các phản ứng hay gặp nhất bao gồm:

  • Rất phổ biến: Đau đầu, Nôn, buồn nôn, Đau cơ, khớp, Đau vị trí tiêm, Mệt mỏi, ớn lạnh, Sốt.
  • Phổ biến: sưng đỏ vị trí tiêm
  • Không phổ biến: nổi hạch
  • Rất hiếm: phản vệ, huyết khối giảm tiểu cầu, dò dịch mao mạch

6. Theo dõi sau tiêm chủng vắc xin AstraZeneca

6.1. Tại điểm tiêm

Tại điểm tiêm chủng cần theo dõi từ 1-2 giờ (trường hợp có bệnh lý nền tim mạch, tiểu đường, hô hấp...có thể lâu hơn) để nhân viên y tế theo dõi và đánh giá phản ứng sau tiêm.

6.2. Tự theo dõi tại nhà

Người được tiêm chủng cần tự theo dõi ít nhất 1-2 ngày và tốt nhất 7 ngày sau tiêm vắc-xin với các dấu hiệu tại vị trí tiêm (sưng, nóng, đỏ, đau), thân nhiệt, ban trên da, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh, rối loạn tiêu hóa... Nên có người giám sát theo dõi cùng trong vòng 48-72 giờ, không nên uống rượu bia trong thời gian này.

Người được tiêm chủng vắc xin cũng cần chú ý, theo dõi tối thiểu 2 - 4 ngày sau tiêm nếu có các dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim/ màng ngoài tim:

  • Đau ngực: đau thắt vùng sau xương ức, ngực trái hoặc phải, đau rát bỏng thay đổi theo nhịp hô hấp hoặc tư thế.
  • Khó thở ở các mức độ khác nhau, có thể từ khó thở nhẹ khi gắng sức đến khó thở dữ dội
  • Rối loạn nhịp tim: cảm giác tim đập nhanh/chậm bất thường, hoặc hồi hộp trống ngực.
  • Dấu hiệu nặng nguy kịch: tĩnh mạch cổ nổi, huyết áp tụt/ kẹt, đầu chi lạnh ẩm nổi vân tím.
Astrazeneca
Theo dõi sau tiêm chủng vắc xin AstraZeneca

7. Cách xử trí nếu có các phản ứng phụ

Các phản ứng phụ thông thường:

  • Không đắp, chườm đá tại chỗ tiêm sau thực hiện dịch vụ với các dấu hiệu tại chỗ (sưng, nóng, đỏ, đau).
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt (paracetamol, Panadol, Efferalgan...) nếu sốt từ 38.5 độ C trở lên, 4-6 giờ/ lần, hoặc khi có đau nhiều (đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm) ...
  • Các triệu chứng buồn nôn, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, ớn lạnh ...có thể tự hết sau 1-2 ngày, không cần can thiệp về y tế.

Ngoài các phản ứng phụ thông thường trên, người tiêm chủng cần đến ngay cơ sở y tế nếu có dấu hiệu nặng, bất thường sau tiêm chủng:

  • Miệng (ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi), họng (ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc)
  • Da (phát ban, sưng, tím tái). Sốt > 39 độ C, dùng thuốc hạ sốt không đỡ.
  • Tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột)
  • Hô hấp (thở dốc, ho, thở khò khè, khó thở, cảm giác nghẹt thở)
  • Tim mạch (mạch yếu, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã), chân tay co quắp.
  • Có dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim/ màng ngoài tim.

Vắc xin AstraZeneca là vắc xin được chỉ định tiêm chủng phòng bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Việc nắm rõ kiến thức tiêm chủng và thông tin về vắc xin sẽ giúp người tiêm chủng nắm được cách xử trí khi có các phản ứng phụ gây ra.

Tài liệu tham khảo

  • [1]https://www.astrazeneca.ca/content/dam/az-ca/downloads/productinformation/az-covid-19-vaccine-product-monograph-en.pdf
  • [2]https://www.fda.gov.ph/wp-content/uploads/2021/04/Package-insert-v3.0.pdf

XEM THÊM:
  • Mang thai 5 tuần có được tiêm mũi 2 vắc-xin Astrazeneca không?
  • Có thai sau tiêm vắc-xin Covid AstraZeneca có sao không?
  • Tiêm phòng Covid 3 mũi vắc-xin khác nhau có sao không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan