17-01-2024 23:06

Thời điểm lý tưởng để thực hiện tư vấn sức khỏe trước khi mang thai

Thời điểm lý tưởng để thực hiện tư vấn sức khỏe trước khi mang thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Viết Nhân - Chuyên gia tư vấn di truyền - Khoa Y học Bào thai - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai giúp các cặp vợ chồng gia tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh. Cho dù sinh đầu tiên hay lần thứ hai thì phụ nữ đều cần được tư vấn sức khỏe trước khi có ý định mang thai. Sau đây là những bước quan trọng để giúp các sản phụ tương lai sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Hậu quả của không thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu phụ nữ không được tư vấn chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai có thể dẫn đến những hậu quả như sau:

  • 4 trên 10 phụ nữ trên thế giới mang thai mà không có kế hoạch, do đó, dẫn đến suy dinh dưỡng bà mẹthiếu sắt thiếu máu làm tăng nguy cơ tử vong mẹ, chiếm ít nhất 20% tỷ lệ tử vong bà mẹ trên toàn thế giới.
  • Năm 2010, 58.000 trẻ sơ sinh tử vong do uốn ván sơ sinh.
  • Cắt bỏ buồng trứng và tử cung làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh (bao gồm thai chết lưu) từ 15% đến 55%.
  • Tử vong chu sinh chiếm 50%, trong đó tỷ lệ các bà mẹ dưới 20 tuổi có thai ngoài ý muốn tử vong chu sinh cao hơn với các bà mẹ từ 20 tuổi 29 tuổi.
  • Khi không được tư vấn trước khi có thai, có tới 35% phụ nữ mang thai mắc lậu cầu không được phát hiện và điều trị, dẫn đến trẻ đẻ non, nhẹ cân và 10% trong tử vong chu sinh.
  • Trong trường hợp không có can thiệp, tỷ lệ nhiễm HIV truyền từ mẹ sang con chiếm từ 15 đến 45%.
  • Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như tăng nguy cơ sinh non và sinh nhẹ cân.
  • Phụ nữ mắc động kinh làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh.
  • Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại bỏ thuốc lá trước hoặc trong khi mang thai có thể tránh 5-7% số ca tử vong sớm và 23-24% trường hợp trẻ sơ sinh mắc hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (sudden infant death syndrome).
Hậu quả không tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai
Nhiều trẻ sơ sinh tử vong do uốn ván sơ sinh vì không thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai

2. Lợi ích của thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai

Khi bà mẹ được nhận tư vấn chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai có tác động rất tích cực về mặt sức khỏe không chỉ của mẹ mà trẻ cũng được hưởng lợi khi sản phụ tuân thủ các hướng dẫn từ các nhân viên Y tế, trong đó có:

  • Giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và trẻ
  • Ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn
  • Ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai và sinh con
  • Ngăn ngừa thai chết lưu, sinh non và thấp cân khi sinh
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng sơ sinh
  • Ngăn ngừa suy dinh dưỡng và thấp còi
  • Ngăn ngừa lây truyền HIV/STI từ mẹ sang con
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở trẻ em
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II và tim mạch bệnh về sau.

3. Lập kế hoạch và hành động

Để chuẩn bị trước khi mang thai và chào đón thành viên mới của gia đình, đặc biệt là những cặp vợ chồng sinh con đầu lòng thì cuộc sống sẽ thay đổi rất nhiều. Do đó, cặp vợ chồng cần lên kế hoạch thật cụ thể để chào đón trẻ ra đời. Ví dụ, khi không muốn sinh con, các cặp vợ chồng đã sử dụng các phương pháp ngừa thai hiệu quả để đạt được mục tiêu của mình. Bây giờ với mong muốn có thai, thì điều thực sự quan trọng là các cặp vợ chồng cần được tư vấn sức khỏe trước khi mang thai để từng bước đạt được mục tiêu là mang thai và sinh con khỏe mạnh.

thuoc-ursodiol-cong-dung-chi-dinh-va-luu-y-khi-dung-2
Lên kế hoạch cụ thể để mang thai và sinh con khỏe mạnh

4. Tư vấn và khám sức khỏe trước khi mang thai

Trước khi mang thai, phụ nữ nên chủ động đến tìm lời khuyên từ các chuyên gia Y tế như bác sĩ sản khoa tư vấn đầy đủ và chính xác để có được thai kỳ khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật và các bệnh hiện tại có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về các vấn đề của lần mang thai rước nếu có, thuốc đang sử dụng và đã từng tiêm loại vắc xin nào... Một số gợi ý sau sẽ cung cấp thông tin cho phụ nữ có mong muốn sinh con cần chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ tư vấn:

4.1. Tình trạng sức khỏe

Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy chắc chắn rằng bác sĩ biết tình trạng bệnh của bản thân và bệnh đang được kiểm soát, điều trị. Một số bệnh phổ biến bao gồm: bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh Phenylketon niệu (PKU), động kinh, huyết áp cao, viêm khớp, rối loạn ăn uống và các bệnh mãn tính.

4.2. Lối sống và hành vi

Người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khác nếu có hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy, sống trong một môi trường căng thẳng hoặc bị lạm dụng, làm việc với hoặc sống xung quanh các chất độc hại. Từ các thông tin được người bệnh cung cấp, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể tư vấn, điều trị và thực hiện các biện pháp hỗ trợ tốt cho người bệnh để giải quyết vấn đề.

4.3. Thuốc

Nếu sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, bao gồm một số loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng. Nếu cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai thì nên thảo luận có cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hay không với bác sĩ trước khi mang thai và đảm bảo rằng người bệnh chỉ dùng những loại thuốc cần thiết mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

4.4. Tiêm phòng

Một số loại vắc xin được khuyến cáo sử dụng trước khi mang thai, trong khi mang thai, hoặc ngay sau khi sinh. Tiêm phòng trước khi mang thai đúng cách vào đúng thời điểm có thể giúp sản phụ khỏe mạnh và giúp em bé không bị bệnh nặng hoặc gặp các vấn đề sức khỏe trong suốt đời sau này.

5. Uống 400 microgam acid folic mỗi ngày

Acid folic có bản chất là vitamin B. Nếu phụ nữ có đủ axit folic trong cơ thể ít nhất 1 tháng trước và trong khi mang thai, nó có thể giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở não và cột sống của trẻ.

Những vắc xin nên tiêm ở phụ nữ 19 - 39 tuổi
Tiêm phòng trước khi mang thai đúng cách đúng thời điểm

6. Ngừng uống rượu, hút thuốc và sử dụng ma túy

Hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề trong khi mang thai cho phụ nữ và trẻ sơ sinh, chẳng hạn như sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong ở trẻ sơ sinh.

7. Tránh các chất độc hại và các chất gây ô nhiễm môi trường

Tránh các chất độc hại và các chất gây ô nhiễm môi trường như các vật liệu có hại tại nơi làm việc hoặc ở nhà, chẳng hạn như hóa chất tổng hợp, kim loại, phân bón, thuốc xịt côn trùng và phân mèo hoặc động vật gặm nhấm. Những chất này có thể làm tổn thương hệ thống sinh sản của cả nam giới và phụ nữ dẫn đến việc mang thai khó khăn hơn. Tiếp xúc với một lượng nhỏ ngay cả khi mang thai, trẻ nhỏ, tuổi thơ hoặc dậy thì đều có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, do đó cần học cách bảo vệ bản thân và người thân khỏi các chất độc hại tại nơi làm việc và ở nhà.

8. Đạt và duy trì cân nặng khỏe mạnh

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm các biến chứng khi mang thai, bệnh tim, tiểu đường type II và một số bệnh ung thư (như nội mạc tử cung, vú và đại tràng). Ngược lại, những người thiếu cân cũng có nguy cơ nghiêm trọng vấn đề sức khỏe. Chìa khóa để đạt và duy trì cân nặng khỏe mạnh là về những thay đổi chế độ ăn uống ngắn hạn, bao gồm ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên. Nếu thiếu cân, thừa cân hoặc béo phì, hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ về các cách để đạt và duy trì cân nặng khỏe mạnh trước khi có thai.

Tiểu đường type 2
Người tiểu đường type 2 nên cân nhắc việc mang thai

9. Xin hỗ trợ khi xảy ra bạo lực

Bạo lực có thể dẫn đến thương tích và tử vong ở phụ nữ ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, kể cả khi mang thai. Số phụ nữ tử vong vì bạo lực chỉ là một phần của việc bạo lực trong gia đình. Nhiều người sống sót sau bạo lực và để lại những vết sẹo về thể xác và tinh thần suốt đời. Do đó, nếu bị bạo lực, người phụ nữ hãy lên tiếng để nhận được sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè và xã hội.

10. Hiểu về tiền sử bệnh tật của gia đình

Thu thập tiền sử sức khỏe của các thành viên trong gia đình và họ hàng có thể rất quan trọng đối với sức khỏe của con cái sau này. Phụ nữ có thể không nhận ra rằng khuyết tật tim của chị gái hoặc bệnh hồng cầu lưỡi liềm của người em họ có thể ảnh hưởng đến chính con mình, do đó việc chia sẻ thông tin tiền sử bệnh tật gia đình với bác sĩ cực kỳ quan trọng để có thai kỳ khỏe mạnh sau này.

Nhằm giúp các cặp vợ chồng lên kế hoạch mang thai và đảm bảo kỳ mang thai an toàn, sinh con khỏe mạnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai với đội ngũ chuyên gia trực tiếp khám và tư vấn, đưa ra các phương án chuẩn bị mang thai phù hợp với từng trường hợp cụ thể, để từ đó đạt được mong muốn đã đề ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:
  • Ngoài vitamin, trước khi mang thai cần bổ sung chất dinh dưỡng nào khác?
  • 34 tuổi chuẩn bị mang thai nên bổ sung và tiêm phòng những gì?
  • Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan