17-01-2024 11:51

Thịt lợn chứa nhiều kẽm, có thể cho bé ăn cải thiện biếng ăn

Thịt lợn chứa nhiều kẽm, có thể cho bé ăn cải thiện biếng ăn

Thịt lợn được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng kẽm cao, với 100 gam thịt lợn nấu chín có khả năng cung cấp 33% lượng kẽm cần thiết cho nhu cầu hàng ngày. Bên cạnh hàm lượng kẽm trong thịt lợn thì loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo.

1. Tìm hiểu về tình trạng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn hay chán ăn ở trẻ được biết đến là tình trạng trẻ từ chối thực phẩm mà cha mẹ cung cấp trong các bữa ăn. Triệu chứng này rất thường gặp ở trẻ, đặc biệt trẻ từ 1 đến 6 tuổi.

Biếng ăn đang trở thành nỗi ám ảnh lớn của nhiều cha mẹ, bởi vì khi trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến các hệ luỵ như quấy khóc, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ (kể cả khi trẻ trưởng thành). Tuy nhiên, biếng ăn không hoàn toàn không có cách cải thiện. Cha mẹ có thể khắc phục biếng ăn cho trẻ bằng cách tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ví dụ như bổ sung kẽm nếu trẻ bị thiếu vi chất này qua thực đơn hằng ngày như thịt lợn, bởi lượng kẽm trong thịt lợn có thể cải thiện biếng ăn ở trẻ.

Bên cạnh đó, bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu về các kiểu biếng ăn của trẻ, bao gồm:

  • Biếng ăn sinh lý thường xảy ra song song với những biến đổi về thể chất của trẻ trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, chẳng hạn như tập bò, mọc răng, tập đi, tập nói,... Tình trạng biếng ăn sinh lý có thể kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tuần và có thể gây nên biếng ăn tạm thời ở trẻ. Một số trẻ có thể thiếu vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như kẽm cũng gây nên tình trạng biếng ăn. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, trẻ còn gặp tình trạng mệt mỏi, chán ăn, thức ăn chuyển hoá trong cơ thể giảm sút khiến cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động kém chất lượng, từ đó kéo theo tình trạng hệ miễn dịch cũng bị suy giảm.
  • Biếng ăn tâm lý biểu hiện bằng thái độ không hợp tác của trẻ như quấy khóc, từ chối thức ăn... Nếu tình trạng biếng ăn tâm lý kéo dài có thể khiến trẻ ăn không ngon, chậm tăng cân cũng như chậm phát triển chiều cao ở trẻ. Biếng ăn tâm lý thường gặp trong các trường hợp như trẻ bị ép ăn khiến cho trẻ cảm thấy không thoải mái trong việc ăn uống, dẫn đến chiều hướng phản ứng lại với bữa ăn hoặc trẻ luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi bước vào bữa ăn. Một số trường hợp cha mẹ cho trẻ ăn vặt nhiều khiến cho dạ dày của trẻ được lấp đầy trước bữa chính, khiến trẻ dễ dàng mất cảm giác đói và thèm ăn.
  • Biếng ăn bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh nghiêm trọng xảy ra đối với trẻ từ những tác động của bệnh lý thường gặp ở trẻ như viêm phổi, rối loạn tiêu hoá, viêm họng, viêm amidan....
trẻ biếng ăn do thiếu vi chất
Kẽm trong thịt lợn có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn

2. Bổ sung kẽm trong thịt lợn để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ

Thịt lợn được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng kẽm cao, với 100 gam thịt lợn nấu chín có khả năng cung cấp khoảng 5mg kẽm, tương đương với 33% lượng kẽm cần thiết cho nhu cầu hàng ngày.

Ngoài bổ sung kẽm cho cơ thể, các thành phần thịt lợn còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo. Tuy nhiên, bên cạnh hàm lượng kẽm trong thịt lợn thì loại thực phẩm này còn chứa lượng cholesterol đáng kể nên với một số người sẽ được khuyên hạn chế sử dụng.

3. Các thực phẩm khác giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn

Bên cạnh thịt lợn chứa kẽm cao thì cũng có nhiều loại thực phẩm có hàm lượng này như hàu, sò, thịt bò, đậu đỗ... và tất cả những thực phẩm này đều rất dễ dàng chế biến, tạo thành các món ăn hấp dẫn cho trẻ.

Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể thì bổ sung kẽm rất cần thiết để đảm bảo nhu cầu đáp ứng của cơ thể. Một số giải pháp giúp phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ bao gồm:

  • Khuyến khích cha mẹ áp dụng chế độ ăn đa dạng và phương pháp giúp trẻ kích thích vị giác tốt với các loại thực phẩm. Đồng thời với thiết kế bữa ăn đa dạng sẽ giúp trẻ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể
  • Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và đến 24 tháng tuổi.
  • Cha mẹ có thể kết hợp với bác sĩ để có phương án dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ, đặc biệt thiếu kẽm.
  • Nhằm giúp tăng khả năng hấp thu kẽm, cha mẹ cần tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C như rau lá xanh đậm, hoa quả chín, đồng thời áp dụng một số các chế biến thực phẩm để có thể tận dụng tối đa hàm lượng vitamin C có trong thực phẩm.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu kẽm có nguồn gốc từ động vật như tôm, thịt, cá, cua...
  • Sử dụng một số loại thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm... vào trong bữa ăn của trẻ nhằm tăng hàm lượng kẽm hấp thu vào trong cơ thể.
  • Những trẻ biếng ăn hoặc chậm lớn, phụ nữ có thai nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm, tuy nhiên cần được sự chỉ định của bác sĩ khi bổ sung vi chất này.
  • Khi sử dụng kẽm và sắt cha mẹ nên sử dụng cả kẽm và sắt cùng một lúc, bởi vì khi sử dụng kẽm trước và sắt sau thì sắt sẽ làm cản trở quá trình hấp thu kẽm vào cơ thể.
Ngoài kẽm trong thịt lợn, bạn có thể bổ sung kẽm qua một số dạng bào chế khác
Ngoài kẽm trong thịt lợn, bạn có thể bổ sung kẽm qua một số dạng bào chế khác

Ngoài kẽm, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

XEM THÊM:
  • Bổ sung kẽm an toàn cho bà mẹ và trẻ em
  • Tác hại của việc tự ý bổ sung kẽm cho trẻ
  • Trẻ nào có nguy cơ thiếu kẽm?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan